Tư vấn trình tự, thủ tục mở quán cafe

 Hà nội, ngày … tháng … năm 2017

Tư vấn trình tự, thủ tục mở quán cafe
Tư vấn trình tự, thủ tục mở quán cafe

Kính gửi: Quý Khách hàng – Tư vấn trình tự, thủ tục mở quán cafe

1. Các quy định pháp luật về đăng ký kinh doanh

– Các quy định về nội dung:

Luật doanh nghiệp 2014

– Các quy định về thủ tục:

Luật doanh nghiệp 2014

Nghị định 78/2015/NĐ-CP

2. Hướng dẫn, giải thích pháp luật về đăng ký kinh doanh

Khi quyết định mở một quán cà phê, chủ đầu tư có thể lựa chọn một trong hai hình thức : đăng ký hộ kinh doanh cá thể hoặc thành lập doanh nghiệp. Với mỗi loại hình đều có các ưu và nhược điểm riêng cũng như nhằm phục vụ mục đích riêng của chủ đầu tư.

  • Đăng ký hộ kinh doanh cá thể
  • Chủ thể

Cá nhân, nhóm cá nhân là công dân Việt Nam đủ 18 tuổi hoặc một hộ gia đình có thể đăng ký hộ kinh doanh cá thể.

Mỗi cá nhân, hộ gia đình chỉ được đăng ký một hộ kinh doanh trong phạm vi toàn quốc. Việc giới hạn quyền làm mở thêm các hộ kinh doanh khác của một cá nhân này xuất phát từ việc chế độ trách nhiệm của hộ kinh doanh cá thể là vô hạn, chủ đầu tư phải sử dụng toàn bộ tài sản của mình để đảm bảo công việc kinh doanh. Do phải sử dụng toàn bộ tài sản của mình cho kinh doanh nên việc mở thêm hộ kinh doanh thứ hai sẽ có khả năng dẫn tới việc không đảm bảo được khả năng tài chính của cá nhân, nhóm cá nhân. Tuy nhiên, cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình vẫn có quyền góp vốn, mua cổ phần trong doanh nghiệp khác khi đã thành lập hộ kinh doanh cá thể.

2.2.2 Địa điểm kinh doanh

            Hộ kinh doanh cá thể chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm và địa điểm này phải cố định. Đối với việc thành lập quán cà phê thì địa điểm đăng ký hộ kinh doanh có thể là nơi đăng ký hộ khẩu thường trí, tạm trú hoặc địa điểm thường xuyên kinh doanh (thường đối với trường hợp đi thuê mặt bằng để kinh doanh)

2.2.3 Sử dụng lao động

Hộ kinh doanh cá thể chỉ được sử dụng không quá 10 lao động (Hộ kinh doanh có sử dụng từ mười lao đọng trở lên phải đăng ký thành lập doanh nghiệp – xem mục 2.2).

2.2.4 Thuế

Hộ kinh doanh cá thể phải nộp các loại thuế sau nếu thuộc đối tượng nộp thuế :

  • Thuế môn bài.
  • Thuế thu nhập cá nhân.
  • Thuế giá trị gia tăng.

2.2.4 Thủ tục đăng ký

Để đăng ký hộ kinh doanh cá thể, nhà đầu tư thực hiện các bước sau :

Bước 1 : Cá nhân, nhóm cá nhân hoặc người đại diện hộ gia đình gửi giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh kèm theo bản sao hợp lệ căn cước công dân hoặc chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu còn hiệu lực của các cá nhân tham gia hộ kinh doanh hoặc người đại diện hộ gia đình và bản sao hợp lệ biên bản họp nhóm cá nhân về việc thành lập hộ kinh doanh đối với trường hợp hộ kinh doanh là do một nhóm cá nhân thành lập đến cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt địa điểm kinh doanh.

Bước 2 : Sau 3 ngày làm việc kể từ ngày hồ sơ hợp lệ được cơ quan đăng ký kinh doanh tiếp nhận, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện trao Giấy biện nhận và cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cho hộ kinh doanh nếu đủ điều kiện pháp luật yêu cầu.

2.2.5 Ưu, nhược điểm của hình thức hộ kinh doanh cá thể

Hộ kinh doanh cá thể thường phù hợp với các hình thức kinh doanh nhỏ (về cả vốn và quy mô đầu tư), kinh doanh hộ gia đình, chủ đầu tư không có ý định mở rộng kinh doanh. Khi quyết định hình thức kinh doanh trong lĩnh vực mở quán cà phê, nhiều nhà đầu tư cũng lựa chọn hình thức này do tính đơn giản của nó trước trong và sau khi đi vào hoạt động. Nếu so sánh với việc mở quán cà phê thông qua việc thành lập doanh nghiệp thì đăng ký hộ kinh doanh cá thể sẽ ít bị nhà nước quản lý hơn, nhà đầu tư sẽ tránh được thủ tục rườm rà như kê khai thuế hàng tháng, không phải thông báo chế độ chứng từ, sổ sách kế toán. Bên cạnh đó, do có quy mô nhỏ, nhẹ nên kinh doanh theo mô hình này cũng dễ quản lý hơn.

Mặt khác, song song với việc có ít nghĩa vụ thì quyền lợi của hộ kinh doanh cá thể cũng ít hơn so với doanh nghiệp.

  • Hộ kinh doanh không sử dụng hóa đơn khấu trừ nên không được hoàn thuế, không xuất được hóa đơn VAT.
  • Hộ kinh doanh chỉ được kinh doanh tại địa điểm đã đăng ký mà không được mở thêm các đơn vị phụ thuộc như chi nhánh, văn phòng đại diện. (Do hiện nay pháp luật không quy định về việc chuyển đổi giữa hộ kinh doanh cá thể và doanh nghiệp nên nếu nhà đầu tư muốn mở rộng quy mô kinh doanh thì phải chấm dứt hoạt động của hộ kinh doanh cá thể và thành lập doanh nghiệp mới.)
  • Hộ kinh doanh không có tư cách pháp nhân
  • Hộ kinh doanh cá thể chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh.
    • Đăng ký doanh nghiệp

Nếu mở quán cà phê theo cách đăng ký doanh nghiệp thì chủ đầu tư có thể lựa chọn một trong bốn loại hình công ty sau đây :

  • Công ty trách nhiệm hữu hạn
  • Công ty cổ phần
  • Công ty hợp danh
  • Doanh nghiệp tư nhân

Mỗi loại hình doanh nghiệp nói trên đều có những ưu và nhược điểm riêng. Mặc dù mở quán cà phê thông qua các mở công ty lằng nhằng rắc rối hơn so với việc mở quán dưới hình thức đăng ký hộ kinh doanh cá thể nhưng loại này lại thuận tiện cho việc mở rộng chi nhánh, quy mô kinh doanh

2.2.1 Chủ thể

Mọi tổ chức, cá nhân có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam theo quy định của Luật doanh nghiệp ; tuy nhiên, do tính chất nghề nghiệp mà một số tổ chức, cá nhân không được phép thành lập và quản lý cũng như góp vốn, mua phần vốn góp của doanh nghiệp tại Việt Nam, các trường hợp không được thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam bao gồm :

  • Tổ chức, cá nhân sau đây không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam :
  • Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;
  • Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức;
  • Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam, trừ những người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp;
  • Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước, trừ những người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác;
  • Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự; tổ chức không có tư cách pháp nhân;
  • Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành hình phạt tù, quyết định xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị cấm hành nghề kinh doanh, đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định, liên quan đến kinh doanh theo quyết định của Tòa án; các trường hợp khác theo quy định của pháp luật về phá sản, phòng, chống tham nhũng.
  • Tổ chức, cá nhân sau đây không có quyền góp vốn, mua cổ phần, mua phần góp vốn vào công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh.

– Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước góp vốn vào doanh nghiệp để thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;

– Các đối tượng không được góp vốn vào doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức.

2.2.2 Quyền của doanh nghiệp

Khi mở công ty, doanh nghiệp có các quyền được quy định tại Điều 7 Luật Doanh nghiệp như sau :

  • Tự do kinh doanh trong những ngành, nghề mà luật không cấm.
  • Tự chủ kinh doanh và lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh ; chủ động lựa chọn ngành, nghề, địa bàn, hình thức kinh doanh ; chủ động điều chỉnh quy mô và ngành nghề kinh doanh.
  • Lựa chọn hình thức, phương thức huy động, phân bổ và sử dụng vốn.
  • Chủ động tìm kiếm thị trường, khách hàng và ký kết hợp đồng
  • Kinh doanh xuất khẩu và nhập khẩu
  • Tuyển dụng, thuê và sử dụng lao động theo yêu cầu kinh doanh
  • Chủ động sử dụng khoa học và công nghệ để nâng cáo hiệu quả kinh doanh và khả năng cạnh tranh
  • Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản của doanh nghiệp
  • Từ chối yêu cầu cung cấp nguồn lực không theo quy định của pháp luật
  • Khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cái
  • Tham gia tố tụng theo quy định của pháp luật
  • Quyền khác theo quy định của luật có liên quan.

2.2.3 Nghĩa vụ của Doanh nghiệp.

Bên cạnh các quyền trên, doanh nghiệp có các nghĩa vụ sau :

– Đáp ứng đủ điều kiện kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện theo quy định của Luật đầu tư và đảm bảo duy trì đủ điều kiện đầu tư kinh doanh đó trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh.

– Tổ chức công tác kế toán, lập và nộp báo cáo tài chính trung thực, chính xác, đúng thời hạn theo quy định của pháp luật về kế toán, thống kê

– Kê khai thuế, nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật.

– Bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động theo quy định của pháp luật về lao động ; không được phân biệt đối xử và xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người lao động trong doanh nghiệp ; không được sử dụng lao động cưỡng bức và lao động trẻ em ; hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động tham gia đào tạo nâng cao trình độ, kỹ năng nghề ; thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế và bảo hiểm khác cho người lao động theo quy định của pháp luật.

– Bảo đảm và chịu trách nhiệm về chất lượng hàng hóa, dịch vụ theo tiêu chuẩn do pháp luật quy định hoặc tiêu chuẩn đã đăng ký hoặc công bố.

– Thực hiện đầy đủ, kịp thời các nghĩa vụ về đăng ký doanh nghiệp, đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, công khai thông tin về thành lập và hoạt động, báo cáo và các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật

– chịu trách nhiệm về tính trung thực, chính xác của thông tin kê khai trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và các báo cáo ; trường hợp phát hiện thông tin đã kê khai hoặc báo cáo thiếu chính xác, chưa đầy đủ thì phải kịp thời sửa đổi, bổ sung các thông tin đó.

– Tuân thủ quy định của pháp luật về quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, bình đẳng giới, bảo vệ tài nguyên, môi trường, bảo vệ di tích lịch sử –  văn hoác và danh lam thắng cảnh.

– thực hiện nghĩa vụ về đạo đức kinh doanh để bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của khách hàng và người tiêu dùng.

2.2.4 Người đại diện theo pháp luật

Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là cá nhân đại diện cho doanh nghiệp thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thể có một hoặc nhiều người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp nhưng phải đảm bảo luôn có ít nhất một người đại diện theo pháp luật cư trú tại Việt Nam. Trường hợp doanh nghiệp chỉ có một người địa diện theo pháp luật thì người đó phải cư trú ở Việt Nam và phải ủy quyền bằng văn bản cho người khác thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật khi xuất cảnh khỏi Việt Nam.

Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp có trách nhiệm sau :

  • Thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao một cách trung thực, cẩn trọng, tốt nhất nhằm bảo đảm lợi ích hợp pháp của Doanh nghiệp.

Nghĩa vụ này của người đại diện theo pháp luật trên thực tế phụ thuộc rất nhiều vào trình độ, kinh nghiệm của người đại diện. Trong nhiều vụ tranh chấp, việc chứng minh một người đã thực hiện nhiệm vụ một cách trung thực, cẩn trọng tốt nhất thường là rất khó.

  • Trung thành với lợi ích của doanh nghiệp ; không sử dụng thông tin, bí quyết, cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp, không lam dụng địa vị, chức vụ và sử dụng tài sản của doanh nghiệp để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác ;

Ví dụ, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp sẽ không được đảm nhận một số vị trí như thành viên hội đồng quản trị, tổng giám đốc… trong các doanh nghiệp khác.

  • Thông báo kịp thời, đầy đủ, chính xác cho doanh nghiệp về việc người đại diện đó và người có liên quan của họ làm chủ hoặc có cổ phần, phần vốn góp chi phối tại các doanh nghiệp khác.

Nếu gây thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ của mình đối với doanh nghiệp, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp sẽ phải chịu trách nhiệm các nhân đối với các thiệt hại mà mình gây ra.

2.2.5 Tài sản góp vốn

Tài sản góp vốn để thành lập doanh nghiệp có thể là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ (bao gồm quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trông và các quyền sở hữu trí tuệ khác – đối với việc mở quán cà phê, các quyền này có thể là công thức pha chế, kiểu dáng sản phẩm cà phê…), công nghệ (ví dụ : công nghệ chế biến hạt cà phê) , bí quyết kỹ thuật, các tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam.

Đối với các tài sản góp vốn không phải là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng thì các thành viên, cổ đông sáng lập phải định giá và được thể hiện thành Đồng Việt Nam. Việc định giá được thực hiện theo nguyên tắc nhất trí, nếu các bên không nhất trí được hoặc không có khả năng định giá thì có thể nhờ một tổ chức thẩm định giá chuyên nghiệp định giá (kết quả định giá cần được đa số thành viên, cổ động sáng lập chấp thuận). Các bên chỉ được định giá ngang bằng hoặc thấp hơn giá trị thực tế của tài sản. Trong trường hợp tài sản góp vốn được định giá cao hơn so với giá trị thực tế tại thời điểm góp vốn thì các thành viên, cổ động sáng lập cùng liên đới góp thêm bằng số chênh lệch giữa giá trị được định giá và giá trị thực tế của tài sản góp vốn tại thời điểm kết thúc định giá đồng thời liên đới chịu trách nhiệm đối với thiệt hại do việc định giá cao hơn giá trị thực tế gây ra.

2.2.6 Tên doanh nghiệp

            Tên doanh nghiệp gồm hai thành tố theo thứ tự : loại hình doanh nghiệp và tên riêng.

Loại hình doanh nghiệp trong tên của doanh nghiệp là loại hình mà nhà đầu tư lựa chọn thực hiện kinh doanh.

Tên riêng là tên nhà đầu tư tự lựa chọn, được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu. Nhà đầu tư không được đặt tên trùng hoặc tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký (tên trùng là tên tiếng Việt của doanh nghiệp đề nghị đăng ký được viết hoàn toàn giống với tên tiếng Việt của doanh nghiệp đã đăng ký ; tên gây nhầm lẫn là tên tiếng Việt của doanh nghiệp đề nghị đăng ký được đọc giống như tên doanh nghiệp đã đăng ký, tên viết tắt của doanh nghiệp đề nghị đăng ký trùng với tên viết tắt của doanh nghiệp đã đăng ký, tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp đề nghị đăng ký trùng với tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp đã đăng ký, tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi một số tự nhiên, số thứ tự hoặc các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt và các chữ cái F,J, Z, Ư ngay sau tên riêng của doanh nghiệp đó, tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi ký hiệu “&”, “.”, “+”, “-”, “_”, tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi từ “tân” ngay trước hoặc “mới” ngay sau hoặc trước tên riêng của doanh nghiệp đã đăng ký, tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi từ “miền Bắc”, “miền Nam”, “miền Trung”, “miền Tây”, “miền Đông” hoặc từ có ý nghĩa tương tự) ; sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của doanh nghiệp, trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó.

2.2.7 Con dấu

Doanh nghiệp có quyền quyết định về hình thức ( hình dạng dấu, màu sắc dấu, chất liệu làm dấu…), số lượng và nội dung con dấu của doanh nghiệp. Tuy nhiên, con dấu phải thể hiện được ít nhất các thông tin cơ bản : tên doanh nghiệp, mã số thuế doanh nghiệp

2.2.8 Thủ tục đăng ký

Bước 1 : Người thành lập doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền gửi hồ sơ đăng ký doanh nghiệp cho Cơ quan đăng ký kinh doanh.

Bước 2 : Cơ quan đăng ký kinh doanh xem xét tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký doanh nghiệp. Sau thời hạn 3 ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho tổ chức, cá nhân đăng ký doanh nghiệp.

3. Công việc của văn phòng Luật.

Để thực hiện mở quán cà phê theo yêu cầu của quý khách hàng,

Bước 1 : Trước hết quý khách hàng phải cho công ty chúng tôi biết về loại hình kinh doanh mà quý khách hàng mong muốn thực hiện. Nếu quý khách hàng còn băn khoăn giữa việc loại hình kinh doanh nào sẽ tốt hơn với việc mở quán cà phê của mình thì quý khách hàng có thể cung cấp cho chúng tôi các thông tin về nhu cầu, mục tiêu… để nhận tư vấn từ công ty.

Bước 2 : Quý khách hàng phải cung cấp cho chúng tôi các thông tin cần thiết để chúng tôi lập bộ hồ sơ đăng ký. Tùy thuộc vào loại hình kinh doanh mà quý khách hàng lựa chọn, chúng tôi sẽ gửi danh sách các thông tin cần có sau. Chúng tôi sẽ tư vấn cho quý khách hàng nếu nhận thất các nội dung mà quý khách hàng cung cấp vi phạm hoặc chưa tuân thủ các quy định của pháp luật hoặc không có lợi cho quý khách hàng.

Bước 3 : Khi có đủ các thông tin cần thiết, LVN LAW FIRM sẽ trực tiếp thực hiện  thủ tục đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Bước 4 : Nhận kết quả của thủ tục hành chính.

Bước 5 : Thực hiện các thủ tục để xin khắc dấu công ty, công bố mẫu dấu, công bố thành lập trên cổng thông tin của Sở kế hoạch và đầu tư. (trong trường hợp thành lập doanh nghiệp)

Bước 6 : Bàn giao giấy tờ, con dấu (nếu có) cho quý khách hàng.

Trên đây là những tư vấn của công ty chúng tôi về việc đăng ký kinh doanh quán café, giải khát. Hi vọng rằng những thông tin mà chúng tôi cung cấp có ích đối với anh/ chị. Nếu anh chị có thắc mắc gì thêm về vấn đề này hoặc muốn sử dụng dịch vụ hỗ trợ đăng ký kinh doanh quán café, giải khát của chúng tôi, hãy liên hệ qua số điện thoại 1900.0191 hoặc trực tiếp đến Văn phòng tư vấn của Công ty tại địa chỉ Số 3 Cao Đạt, phường Lê Đại Hành, quận Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội.

Trân trọng!


 

1900.0191