Đánh giá ưu điểm và hạn chế hệ thống các thiết chế pháp lý của ASEAN

Đánh giá ưu điểm và hạn chế hệ thống các thiết chế pháp lý của ASEAN
Đánh giá ưu điểm và hạn chế hệ thống các thiết chế pháp lý của ASEAN

Đánh giá ưu điểm và hạn chế hệ thống các thiết chế pháp lý của ASEAN


  • Ưu điểm: ASEAN là một tổ chức quốc tế khu vực với hệ thống thiết chế pháp lý rõ ràng và luôn có sự cải tổ thường xuyên trong cơ cấu tổ chức. Chính vì lẽ đó nên mức độ và phạm vi hoạt động của ASEAN ngày càng được phát triển linh hoạt hơn. Trong thời gian tồn tại của mình, ASEAN đã thể hiện rất nhiều ưu điểm, điển hình như:

– Duy trì đảm bảo được phần nào hoà bình, an ninh và ổn định tại khu vực trong một khuôn khổ nhất định.

– Nâng cao khả năng đối phó với các mối đe doạ từ bên ngoài, các loại tội phạm xuyên quốc gia,…

– Xây dựng được một thị trường ổn định, liên kết kinh tế cao có khả năng cạnh tranh và tạo thuận lợi cho đầu tư thương mại.

– Thu hẹp được khoảng cách phát triển trong ASEAN nhờ sự hợp tác và giúp đỡ lẫn nhau giữa các nước thành viên

– Tạo nên sự liên kết các quốc gia trong một số vấn đề nhất định như bảo vệ môi trường trong khu vực, bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên, sinh vật quý hiếm.

– ASEAN đã tạo điều kiện để các quốc gia thành viên giao lưu, trao đổi, học hỏi về chính sách kinh tế, văn hóa, du lịch, khoa học công nghệ, khoa học kĩ thuật tiên tiến,…

  • Hạn chế: Tuy có rất nhiều ưu điểm như trên nhưng trong quá trình hoạt động ASEAN cũng không tránh khỏi một số hạn chế như sau:

– Hội đồng Cộng đồng an ninh – chính trị hoạt động chưa thật sự hiệu quả chưa đảm bảo và duy trì được an ninh khu vực, chưa thể giải quyết các bất đồng giữa các quốc gia thành viên, chưa có cơ chế hiệu quả để bảo vệ quyền lợi của thành viên khi quyền lợi của thành viên bị xâm hại, vì thế nên tầm ảnh hưởng của ASEAN trong khu vực vẫn chưa cao.

– Các thành viên trong khối ASEAN có lịch sử phát triển và nhiều chế độ kinh tế xã hội khác nhau, văn hoá của người dân các nước cũng có nhiều sự khác nhau mà nổi bật là sự đa dạng về dân tộc và tôn giáo, tồn tại song song cả Phật giáo, Thiên chúa giáo, Hồi giáo, Khổng giáo, từ đó tạo ra hệ quả làm cho mối quan hệ giữa các nước trong Asean còn khá lỏng lẻo và một khi phát sinh mâu thuẫn trong các thành viên thì khối ASEAN lại chưa có cơ quan chuyên trách để giải quyết triệt để các mâu thuẫn này.

– Do có sự cách biệt về tình hình kinh tế giữa các nước thành viên, nên các kế hoạch, dự định của ASEAN để có thể đồng bộ thì sẽ phải mất rất nhiều thời gian.


1900.0191