Tỷ lệ % thương tật đối với vùng bụng

Tỷ lệ % thương tật khi bị đánh vào vùng bụng, bị tổn thương do va chạm, hậu quả do tại nạn giao thông, tai nạn lao động.

Theo Thông tư số:20/2014/TT-BYT ngày 12 tháng 6 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế, tỷ lệ thương tật của các tổn thương cơ thể do tổn thương vùng bụng, hệ tiêu hóa được ghi nhận như sau:

 

TỔN THƯƠNG CƠ THỂ DO TỔN THƯƠNG HỆ TIÊU HÓA

Tổn thương Hệ Tiêu hoá Tỷ lệ thương tật (%)
I. Tổn thương thực quản  
1. Khâu lỗ thủng thực quản không gây di chứng ảnh hưởng đến ăn uống 31
2. Khâu lỗ thủng thực quản có di chứng gây ảnh hưởng đến ăn uống (chỉ ăn được thức ăn mềm) 41 – 45
3. Khâu lỗ thủng thực quản có biến chứng rò hoặc hẹp phải mổ lại, gây hẹp vĩnh viễn, chỉ ăn được chất lỏng 61 – 63

 

4. Chít hẹp thực quản do chấn thương phải mở thông dạ dày vĩnh viễn để ăn uống 71 – 73
5. Chít hẹp thực quản do chấn thương tùy thuộc mức độ ảnh hưởng đến ăn uống (Áp dụng mục 2 hoặc 3)  
6. Chít hẹp thực quản do chấn thương gây chít hẹp phải phẫu thuật tạo hình thực quản  
6.1. Kết quả tốt 66 – 70
6.2. Kết quả không tốt vẫn phải mở thông dạ dày 73 – 75
II. Tổn thương dạ dày  
1. Tổn thương gây thủng dạ dày  
1.1. Thủng dạ dày đã xử trí, không gây biến dạng dạ dày 31
1.2. Thủng dạ dày đã xử trí, có biến dạng: dạ dày hình 2 túi 41 – 45
1.3. Mở thông dạ dày 36 – 40
2. Thủng dạ dày đã xử trí, sau đó có viêm loét phải điều trị nội khoa  
2.1. Thủng đã xử trí không biến dạng dạ dày, sau đó có loét phải điều trị nội khoa ổn định 41
2.2. Thủng đã xử trí có biến dạng dạ dày, sau đó có loét phải điều trị nội khoa ổn định 51
2.3. Thủng dạ dày đã xử trí, sau đó có loét, chảy máu phải điều trị nội khoa 55
3. Cắt đoạn dạ dày do chấn thương, sau phẫu thuật không viêm loét miệng nối, không thiếu máu  
3.1. Tổn thương phải cắt hai phần ba dạ dày 51 – 55
3.2. Tổn thương phải cắt ba phần tư dạ dày 61
4. Cắt đoạn dạ dày do chấn thương. Sau mổ viêm loét miệng nối, thiếu máu nặng, chỉ điều trị nội khoa  
4.1. Tổn thương phải cắt hai phần ba dạ dày 61
4.2. Tổn thương phải cắt ba phần tư dạ dày 65
5. Cắt đoạn dạ dày do chấn thương (như Mục 3), có biến chứng  phải phẫu thuật lại 71 – 73
6. Cắt toàn bộ dạ dày do tổn thương, tạo hình dạ dày bằng ruột non, cơ thể suy nhược nặng 81
III. Tổn thương ruột non  
1. Tổn thương gây thủng  
1.1. Thủng một hoặc hai lỗ đã xử trí 31 – 35
1.2. Thủng từ ba lỗ trở lên đã xử trí 36 – 40
2. Tổn thương phải cắt đoạn ruột non dưới một mét  
2.1. Cắt đoạn thuộc hỗng tràng 41 – 45
2.2. Cắt đoạn thuộc hồi tràng 51 – 55
3. Tổn thương phải cắt bỏ ruột non dài trên một mét, có rối loạn tiêu hoá  
3.1. Cắt đoạn hỗng tràng 51 – 55
3.2. Cắt đoạn thuộc hồi tràng 61
4. Tổn thương phải cắt bỏ gần hết ruột non có rối loạn tiêu hoá trầm trọng, ảnh hưởng nặng nề đến dinh dưỡng 91

 

IV. Tổn thương đại tràng  
1. Tổn thương thủng đại tràng không làm hậu môn nhân tạo vĩnh viễn  
1.1. Thủng một lỗ đã xử trí 41
1.2. Thủng từ hai lỗ trở lên đã xử trí 46 – 50
1.3. Thủng đại tràng đã xử trí nhưng bị dò phải phẫu thuật lại nhưng không phải cắt đoạn đại tràng. 51 – 55
2. Tổn thương phải cắt  đại tràng, không làm hậu môn nhân tạo vĩnh viễn:  
2.1. Cắt đoạn đại tràng 51 – 55
2.2. Cắt nửa đại tràng phải 61 – 63
2.3. Cắt nửa đại tràng trái 71
2.4. Cắt toàn bộ đại tràng 81
3. Tổn thương cắt đoạn đại tràng phải làm hậu môn nhân tạo vĩnh viễn  
3.1. Cắt đoạn đại tràng 71
3.2. Cắt nửa đại tràng phải 75
3.3. Cắt nửa đại tràng trái 81
3.4. Cắt toàn bộ đại tràng 85
V. Tổn thương trực tràng  
1. Thủng trực tràng không làm hậu môn nhân tạo vĩnh viễn  
1.1. Thủng một lỗ đã xử trí 41 – 45
1.2. Thủng từ hai lỗ trở lên đã xử trí 46 – 50
1.3. Thủng trực tràng đã xử trí nhưng còn bị dò kéo dài 51 – 55
2. Tổn thương phải cắt trực tràng không làm hậu môn nhân tạo vĩnh viễn  
2.1. Tổn thương phải cắt bỏ một phần trực tràng 51 – 55
2.2. Tổn thương phải cắt bỏ hoàn toàn trực tràng 61 – 63
3. Tổn thương trực tràng đã xử trí và phải làm hậu môn nhân tạo vĩnh viễn  
3.1. Thủng trực tràng có làm hậu môn nhân tạo vĩnh viễn 61 – 63
3.2. Tổn thương phải cắt trực tràng có làm hậu môn nhân tạo vĩnh viễn 71 – 73
VI. Tổn thương hậu môn  
1. Tổn thương cơ thắt hậu môn, ống hậu môn đã xử trí lần đầu, không gây rối loạn đại tiện 21 – 25
2. Tổn thương cơ thắt hậu môn, ống hậu môn đã xử trí lần đầu, có di chứng gây rối loạn đại tiện  
2.1. Táo bón hoặc khó đại tiện 31 – 35
2.2. Đại tiện không tự chủ 41 – 45
3. Tổn thương cơ thắt hậu môn, ống hậu môn gây dò phải phẫu thuật lại  
3.1. Phẫu thuật có kết quả 31 – 35
3.2. Không có kết quả 51 – 55
3.3. Cắt toàn bộ hậu môn và làm hậu môn nhân tạo 56 – 60
VII. Tổn thương gan, mật  
1. Đụng dập gan, điều trị bảo tồn bằng nội khoa kết quả tốt 5 – 9
2. Phẫu thuật khâu vỡ gan hoặc phẫu thuật áp xe gan sau chấn thương, vết thương  
2.1. Khâu vết thương gan 31 – 35
2.2. Khâu vỡ gan hoặc phẫu thuật áp xe của một thuỳ gan 36 – 40
2.3. Khâu vỡ gan hoặc phẫu thuật áp xe của hai thuỳ gan 41 – 45
3. Cắt bỏ gan  
3.1. Cắt bỏ một phân thuỳ gan phải hoặc phân thuỳ IV 46 – 50
3.2. Cắt bỏ gan trái hoặc nửa gan phải 61
3.3. Cắt hơn một nửa gan phải, có rối loạn chức năng gan 71
4. Dị vật nằm trong nhu mô gan  
4.1. Chưa gây tai biến 21 – 25
4.2. Phẫu thuật nhưng không lấy được dị vật và không phải làm thủ thuật khác 41
5. Tổn thương cắt bỏ túi mật 31
6. Mổ xử lý ống mật chủ  
6.1. Kết quả tốt 31 – 35
6.2. Kết quả không tốt 41 – 45
6.3. Phẫu thuật xử lý ống mật chủ và cắt bỏ túi mật 61
7. Phẫu thuật nối túi mật – ruột non hay nối ống mật ruột non 61
8. Phẫu thuật đường mật nhiều lần do dò mật, tắc mật 71 – 73
VIII. Tổn thương tụy  
1. Tổn thương tụy phải khâu  
1.1. Khâu đuôi tụy 31 – 35
1.2. Khâu thân tụy 36 – 40
1.3. Khâu đầu tụy 41 – 45
2. Tổn thương phải phẫu thuật nối ống tụy – ruột non 51 – 55
3. Tổn thương phải phẫu thuật cắt tụy  
3.1. Cắt đuôi tụy kết quả tốt 41 – 45
3.2. Cắt đuôi tụy biến chứng dò phải phẫu thuật lại, điều trị có kết quả, thể trạng không suy mòn 61
3.3. Phẫu thuật cắt tá tràng, đầu tụy ảnh hưởng nhiều đến dinh dưỡng, thể trạng gầy 81
3.4. Phẫu thuật cắt tá tràng, đầu tuỵ biến chứng dò kéo dài sau phẫu thuật, điều trị ít kết quả, thể trạng rất gầy, suy mòn 85
4. Chấn thương tụy điều trị bảo tồn 21 – 25
5. Nang giả tụy sau chấn thương 26 – 30
6. Chấn thương tụy ảnh hưởng chức năng tụy (Áp dụng mục V chương Nội tiết)  
IX. Tổn thương lách  
1. Đụng dập lách điều trị bảo tồn 6 – 10
2. Tổn thương rách, vỡ lách, phẫu thuật điều trị vẫn bảo tồn được lách 21 – 25
3. Cắt bán phần lách 24 – 28
4. Cắt lách toàn bộ  
4.1. Cắt lách, sau cắt lách có thiếu máu nhẹ 26 – 30
4.2. Cắt lách, sau cắt lách có thiếu máu vừa 36 – 40
4.3. Cắt lách, sau cắt lách có thiếu máu nặng 46 – 50
X. Các tổn thương khác của hệ tiêu hoá  
1. Phẫu thuật thăm dò ổ bụng do tổn thương hoặc lấy dị vật  
1.1. Thăm dò đơn thuần hoặc lấy được dị vật trong ổ bụng, không phải can thiệp vào các cơ quan, phủ tạng 21 – 25
1.2. Không lấy được dị vật trong ổ bụng và không phải can thiệp vào các cơ quan, phủ tạng 26 – 30
2. Sau phẫu thuật ổ bụng, có biến chứng dính tắc ruột… phải  phẫu thuật lại, tỷ lệ mỗi lần phẫu thuật được tính (cộng lùi với tỷ lệ phẫu thuật ổ bụng) như sau:  
2.1. Mổ gỡ dính lần thứ nhất 21 – 25
2.2. Mổ gỡ dính lần thứ hai 31 – 35
2.3. Mổ gỡ dính từ lần ba trở lên 41 – 45
3. Phẫu thuật xử trí tổn thương ở mạc nối, mạc treo  
3.1. Khâu cầm máu đơn thuần 26 – 30
3.2. Khâu cầm máu và cắt một phần mạc nối 31
4. Tổn thương do vết thương phá huỷ cơ thành bụng đơn thuần, phải phẫu thuật tái tạo lại thành bụng  
4.1. Phẫu thuật kết quả tốt 21 – 25
4.2. Sau phẫu thuật còn sa lồi thành bụng 26 – 30
4.3. Sau phẫu thuật còn thoát vị thành bụng 31 – 35
5. Mổ thăm dò ổ bụng bằng nội soi 6 – 10
1900.0191