17 tuổi lái xe không đội mũ bị tai nạn thì có bị đi tù không

Câu hỏi của khách hàng:17 tuổi lái xe không đội mũ bị tai nạn thì có bị đi tù không

Cho mình hỏi e trai mình năm nay 17 tuổi vừa rồi có bị tai nạn giao thông .đi xe lai 3 không đội mũ bảo hiểm vượt đèn đỏ .Hai bạn ngôi sau bị thương một bạn 60% sức khỏe và bạn 33%, em trai mình cũng bị gãy chân .các gia đình không có kiện cáo gì .Nhưng em trai mình vẫn bị truy cứu trách nhiệm hình sự, cho mình hỏi nếu như vây em mình có bị tù hay chỉ bị án ́ treo ạ?


Luật sư Luật hình sự – Tư vấn trực tuyến gọi 1900.0191

Dựa trên thông tin được cung cấp và căn cứ vào các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, các cam kết, thỏa thuận quốc tế được ký kết nhân danh Nhà nước, Chính phủ Việt Nam.

1./ Thời điểm tư vấn: 24/06 /2019

2./ Cơ sở Pháp Luật điều chỉnh vấn đề 17 tuổi lái xe không đội mũ bị tai nạn thì có bị đi tù không

Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017

3./ Luật sư trả lời 17 tuổi lái xe không đội mũ bị tai nạn thì có bị đi tù không

Từ những thông bạn cung cấp và dựa trên  ăn cứ của pháp luật, chúng tôi đưa ra ý kiến tư vấn như sau:

 Em bạn đã thực hiện hành vi vi phạm pháp luật, đủ cấu thành tội phạm có thể bị khởi tố theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 260 Bộ luật Hình sự 2015 về tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ mà không cần yêu cầu của người bị hại hoặc người nhà bị hại vì trường hợp này không nằm trong các tội quy định tại Khoản 1 Điều 155 Bộ luật này  “1. Chỉ được khởi tố vụ án hình sự về tội phạm quy định tại khoản 1 các điều 134, 135, 136, 138, 139, 141, 143, 155, 156 và 226 của Bộ luật Hình sự khi có yêu cầu của bị hại hoặc người đại diện của bị hại là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc đã chết.”

Theo đó, tại Điều 260 Bộ luật Hình sự 2015 quy định như sau:

Điều 260. Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ

1.Người nào tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

a) ……………………………………………………………………………………

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe cho 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%;

c) ………………………………………………………………………………………

d) …………………………………………………………………………………………”.

Tuy nhiên, theo quy định của Luật giao thông đường bộ thì người từ đủ 18 tuổi mới được cấp giấy phép lái xe, em bạn mới 17 tuổi, trong trường hợp này em bạn đủ cấu thành tội phạm theo khoản 1 nhưng lại có thêm tình tiết định khung tăng nặng trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 260 của Bộ luật Hình sự, cụ thể:

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:

a) Không có giấy phép lái xe theo quy định;

……………………………………………………………………………………………..”.

Do vậy, em bạn có thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự và mức phạt từ 03 năm đến 10 năm. Mức hình phạt sẽ do Hội đồng xét xử quyết định dựa trên các tình tiết của vụ án và các tình tiết giảm nhẹ hình phạt (nếu có) của em bạn trong mức quy định nêu trên.

Về việc hưởng án treo, theo quy định án treo là biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù, án treo không phải hình phạt được áp dụng cho người phạm tội. Việc xem xét có cho hưởng án treo hay không phụ thuộc vào hình phạt mà em bạn sẽ phải gánh chịu do Hội đồng xét xử xem xét và các tình tiết giảm nhẹ theo quy định. Cụ thể, căn cứ Điều 65 Bộ luật Hình sự 2015 quy định:

Điều 65. Án treo

1. Khi xử phạt tù không quá 03 năm, căn cứ vào nhân thân của người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, nếu xét thấy không cần phải bắt chấp hành hình phạt tù, thì Tòa án cho hưởng án treo và ấn định thời gian thử thách từ 01 năm đến 05 năm và thực hiện các nghĩa vụ trong thời gian thử thách theo quy định của Luật Thi hành án hình sự.

2. Trong thời gian thử thách, Tòa án giao người được hưởng án treo cho cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc hoặc chính quyền địa phương nơi người đó cư trú để giám sát, giáo dục. Gia đình người bị kết án có trách nhiệm phối hợp với cơ quan, tổ chức, chính quyền địa phương trong việc giám sát, giáo dục người đó.

3. Tòa án có thể quyết định áp dụng đối với người được hưởng án treo hình phạt bổ sung nếu trong điều luật áp dụng có quy định hình phạt này.

4. Người được hưởng án treo đã chấp hành được một phần hai thời gian thử thách và có nhiều tiến bộ thì theo đề nghị của cơ quan, tổ chức có trách nhiệm giám sát, giáo dục, Tòa án có thể quyết định rút ngắn thời gian thử thách.

5. Trong thi gian thử thách, nếu người được hưởng án treo cố ý vi phạm nghĩa vụ theo quy định của Luật Thi hành án hình sự 02 lần trở lên, thì Tòa án có thể quyết định buộc người đó phải chấp hành hình phạt tù của bản án đã cho hưởng án treo. Trường hợp thực hiện hành vi phạm tội mới thì Tòa án buộc người đó phải chp hành hình phạt của bản án trước và tng hợp với hình phạt của bản án mới theo quy định tại Điều 56 của Bộ luật này.”

Theo đó, việc xem xét có được hưởng án treo hay không còn dựa vào quyết định của Hội đồng xét xử đối với hành vi phạm tội của em bạn và các tình tiết giảm nhẹ theo quy định.

Với những tư vấn trên, Công ty Luật LVN mong rằng đã có thể giải đáp được nhu cầu của quý khách, nếu quý khách vẫn còn chưa rõ hoặc có thông tin mới với trường hợp này, quý khách có thể liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật Miễn phí số: 1900.0191 để được Luật sư hỗ trợ ngay lập tức.

1900.0191