Anh B mua bán trái phép 50 gam heroin và 70 gam cocain thì bị xử phạt như thế nào?

Anh B mua bán trái phép 50 gam heroin và 70 gam cocain thì bị xử phạt như thế nào?

Anh B mua bán trái phép 50 gam heroin và 70 gam cocain thì bị xử phạt như thế nào?

Gửi bởi: Tuấn Lan

Trả lời có tính chất tham khảo

Nghị quyếtsố 01/2001/NQ-HĐTP ngày 15 tháng 3 năm 2001 của Hội đồng thẩm phán, Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của các Điều 139, 193, 194, 278, 279 và 289 Bộ luật Hình sự năm 1999 như sau:

“3.2. Tình tiết “có từ hai chất ma tuý trở lên mà tổng số lượng của các chất đó tương đương với số lượng chất ma tuý quy định tại một trong các điểm từ…” quy định tại điểm đ khoản 4 Điều 193 và điểm h khoản 4 Điều 194 BLHS được tính như sau:

a. Trường hợp thứ nhất.

Nếu các chất ma tuý đó đều được quy định trong cùng một điểm của khoản 4 Điều 193 hoặc của khoản 4 Điều 194, thì cộng trọng lượng các chất ma tuý đó lại với nhau và so sánh với trọng lượng được hướng dẫn tại tiểu mục 3.1 Mục 3 này để xem xét người phạm tội phải bị xử phạt mức hình phạt nào.

Ví dụ 1: Một người sản xuất 9 kilôgam nhựa thuốc phiện và 17 kilôgam nhựa cần sa. Do nhựa thuốc phiện và nhựa cần sa đều được quy định trong cùng điểm a Khoản 4 Điều 193, cho nên cần cộng trọng lượng nhựa thuốc phiện và nhựa cần sa lại với nhau bằng 26 kilôgam (9 kg + 17 kg = 26 kg). Đối chiếu với trọng lượng được hướng dẫn tại tiểu mục 3.1 Mục 3 này thì phải áp dụng điểm đ khoản 4 Điều 193 để xử phạt người phạm tội mức án tử hình.

Ví dụ 2: Một người mua bán 115 gam Hêrôin và 125 gam Côcain. Do Hêrôin và Côcain đều được quy định trong cùng điểm b khoản 4 Điều 194, cho nên cộng trọng lượng Hêrôin và Côcain lại với nhau bằng 240 gam (115 gam + 125 gam = 240 gam). Đối chiếu với trọng lượng được hướng dẫn tại tiểu mục 3.1 Mục 3 này thì phải áp dụng điểm b khoản 4 Điều 194 để xử phạt người phạm tội mức án 20 năm tù.

b. Trường hợp thứ hai

Nếu các chất ma tuý đó được quy định tại các điểm khác nhau của khoản 2, khoản 3, khoản 4 Điều 193 hoặc tại các điểm khác nhau của khoản 2, khoản 3, khoản 4 Điều 194, thì cách tính tổng số lượng của các chất ma tuý này tương đương với số lượng của một trong các chất ma tuý quy định tại khoản 4 Điều 193 hoặc tại khoản 4 Điều 194 được tiến hành theo trình tự sau đây:

b.1. Lần lượt lấy làm chuẩn từng chất ma tuý trong số các chất ma tuý mà người phạm tội đã sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt. Tính trọng lượng (số lượng) của các chất ma tuý còn lại trong số các chất ma tuý mà người phạm tội đã sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt tương ứng với bao nhiêu kilôgam (gam) hoặc mililít của chất ma tuý đã lấy theo tỷ lệ trọng lượng (số lượng) tối thiểu của các chất ma tuý còn lại với trọng lượng (số lượng) tối thiểu của chất ma tuý đã lấy làm chuẩn quy định tại khoản 4 Điều 193 hoặc khoản 4 Điều 194 (xem ví dụ dưới đây).

b.2. Cộng trọng lượng (số lượng) của các chất ma tuý đã tính được tương đương với trọng lượng (số lượng thực có của chất ma tuý đã lấy làm chuẩn thì được tổng số lượng của các chất ma tuý người phạm tội đã sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt (tính tương đương với chất ma tuý đã lấy làm chuẩn) (xem ví dụ dưới đây).

b.3. So sánh các kết quả tính tổng số lượng của các chất ma tuý mà người phạm tội đã sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt tương đương (theo từng chất ma tuý đã lấy làm chuẩn) với nhau và với hướng dẫn tại tiểu mục 3.1 Mục 3 này. Nếu tổng số lượng của các chất ma tuý tương đương theo chất ma tuý nào mà có lợi cho người phạm tội khi quyết định hình phạt, thì lấy tổng số lượng đó (xem ví dụ dưới đây).

Ví dụ: Một người mua bán 4 kilôgam thuốc phiện, 90 gam hêrôin và 150 gam chất ma tuý khác ở thể rắn. Cách tính tổng số lượng của các chất ma tuý này như sau:

– Thứ nhất: lấy thuốc phiện làm chuẩn để tính 90 gam hêrôin và 150 gam chất ma tuý khác ở thể rắn tương đương với bao nhiêu kilôgam thuốc phiện (tính theo tỷ lệ trọng lượng tối thiểu của thuốc phiện và hêrôin, của thuốc phiện và chất ma tuý khác ở thể rắn quy định tại khoản 4 Điều 194); cụ thể là:

* Đối với Hêrôin:

100 gam Hêrôin tương đương với 5 kilôgam thuốc phiện.

90 gam Hêrôin tương đương với X kilôgam thuốc phiện.

X=90 gam x 5 kilogam/100 gam = 4,5 kilogam thuốc phiện

* Đối với chất ma tuý khác ở thể rắn:

300 gam chất ma tuý khác ở thể rắn tương đương với 5 kilôgam thuốc phiện.

150 gam chất ma tuý khác ở thể rắn tương đương với Y kilôgam thuốc phiện.

Y=150 gam x 5 kilôgam/300 gam=2,5 kilôgam thuốc phiện

Cộng trọng lượng của Hêrôin và chất ma tuý khác ở thể rắn vừa tính được tương đương với trọng lượng thuốc phiện (X và Y) với trọng lượng thuốc phiện thực có là:

4,5 kilôgam + 2,5 kilôgam + 4 kilôgam = 11 kilôgam.

Như vậy, trong trường hợp này tổng số lượng của thuốc phiện, Hêrôin và chất ma tuý khác ở thể rắn (các chất ma tuý mà người phạm tội đã mua bán trái phép) tương đương với 11 kilôgam thuốc phiện (1).

– Thứ hai: lấy Hêrôin làm chuẩn để tính 4 kg thuốc phiện và 150 gam chất ma tuý khác ở thể rắn tương đương với bao nhiêu gam Hêrôin (tính theo tỷ lệ trọng lượng tối thiểu của Hêrôin và thuốc phiện, của Hêrôin và chất ma tuý khác ở thể rắn quy định tại khoản 4 Điều 194) cụ thể là:

* Đối với thuốc phiện:

5 kilôgam thuốc phiện tương đương với 100 gam Hêrôin

4 kilôgam thuốc phiện tương đương với X gam Hêrôin

X=4 kilôgam x 100 gam/5 kilôgam=80 gam hêrôin

* Đối với các chất ma tuý khác ở thể rắn:

300 gam chất ma tuý khác ở thể rắn tương đương với 100 gam Hêrôin

150 gam chất ma tuý khác ở thể rắn tương đương với Y gam Hêrôin

Y=150 gam x 100 gam/300 gam=50 gam Hêrôin

Cộng trọng lượng của thuốc phiện và chất ma tuý khác ở thể rắn vừa tính được tương đương với trọng lượng Hêrôin (X và Y) với trọng lượng Hêrôin thực có là:

80 gam + 50 gam + 90 gam = 220 gam

Như vậy, trong trường hợp này tổng số lượng của thuốc phiện, Hêrôin và chất ma tuý khác ở thể rắn (các chất ma tuý mà người phạm tội đã mua bán trái phép) tương đương với 220 gam Hêrôin (2).

– Thứ ba: lấy chất ma tuý khác ở thể rắn làm chuẩn để tính 4 kg thuốc phiện và 90 gam Hêrôin tương đương với bao nhiêu gam chất ma tuý khác ở thể rắn (tính theo tỷ lệ trọng lượng tối thiểu của chất ma tuý khác ở thể rắn và thuốc phiện, của chất ma tuý khác ở thể rắn và Hêrôin quy định tại khoản 4 Điều 194); cụ thể là:

* Đối với thuốc phiện:

5 kilôgam thuốc phiện tương đương với 300 gam chất ma tuý khác ở thể rắn.

4 kilôgam thuốc phiện tương đương với X gam chất ma tuý khác ở thể rắn.

X=4 kilôgam x 300 gam/5 kilôgam=240 gam chất ma tuý khác ở thể rắn

* Đối với Hêrôin:

100 gam Hêrôin tương đương với 300 gam chất ma tuý khác ở thể rắn.

90 gam Hêrôin tương đương với Y gam chất ma tuý khác ở thể rắn.

Y=90 gam x 300 gam/100 gam=270 gam chất ma tuý khác ở thể rắn

Cộng trọng lượng của thuốc phiện và Hêrôin vừa tính được tương đương với trọng lượng chất ma tuý khác ở thể rắn (X và Y) với trọng lượng chất ma tuý khác ở thể rắn thực có là:

240 gam + 270 gam + 150 gam = 660 gam

Như vậy, trong trường hợp này tổng số lượng thuốc phiện, Hêrôin và chất ma tuý khác ở thể rắn (các chất ma tuý mà người phạm tội đã mua bán trái phép) tương đương với 660 gam chất ma tuý khác ở thể rắn (3).

– So sánh các kết quả xác định tổng số lượng của các chất ma tuý tương đương (theo từng chất ma tuý đã lấy làm chuẩn), tức là so sánh các kết quả (1), (2), (3) với nhau và với hướng dẫn tại tiểu mục 3.1 Mục 3 này cho thấy:

* Nếu lấy tổng số lượng của các chất ma tuý tương đương với trọng lượng thuốc phiện (11kg) thì áp dụng điểm h khoản 4 Điều 194 để xử phạt người phạm tội tù chung thân (nếu không thuộc các trường hợp được hướng dẫn tại tiểu mục 3.3 và 3.4 Mục 3 này).

* Nếu lấy tổng số lượng của các chất ma tuý tương đương với trọng lượng Hêrôin (220 gam) hoặc với trọng lượng chất ma tuý khác ở thể rắn (660 gam) thì áp dụng điểm h khoản 4 Điều 194 để xử phạt người phạm tội hai mươi năm tù (nếu không thuộc các trường hợp được hướng dẫn tại tiểu mục 3.3 và 3.4 Mục 3 này).

Kết quả so sánh trên đây cho thấy nếu lấy tổng số lượng của các chất ma tuý mà người phạm tội đã mua bán trái phép tương đương với trọng lượng Hêrôin hoặc chất ma tuý khác ở thể rắn thì đều có lợi hơn cho người phạm tội; do đó, trong ví dụ này có thể lấy tổng số lượng của các chất ma tuý tương đương với trọng lượng Hêrôin hoặc tổng số lượng của các chất ma tuý tương đương với trọng lượng chất ma tuý khác ở thể rắn để xét xử đối với bị cáo.”

Theo quy định nêu trên anh B bị xử phạt đến 20 năm tù.

Các văn bản liên quan:

Nghị quyết 01/2001/NQ-HĐTP Hướng dẫn áp dụng một số quy định của các điều 139, 193, 194, 278, 279 và 289 Bộ luật Hình sự năm 1999

Bộ luật 15/1999/QH10 Hình sự

Trả lời bởi: hoidapphapluat

1900.0191