Các điều kiện để có thể sản xuất thuốc thú y

Câu hỏi: Các điều kiện để có thể sản xuất thuốc thú y

Gia đình tôi có bài thuốc gia truyền để chữa các bệnh thường xuyên mắc phải cho trâu bò lợn, tôi muốn xin phép để sản xuất thuốc này đại trà và bày bán thì cần những điều kiện gì?


Các điều kiện để có thể sản xuất thuốc thú y
Các điều kiện để có thể sản xuất thuốc thú y

Luật sư Tư vấn Các điều kiện để có thể sản xuất thuốc thú y – Gọi 1900.0191

Công ty Luật LVN

Xin cảm ơn quý khách đã tin tưởng và gửi thắc mắc đề nghị được tư vấn luật đến Công ty Luật LVN. Để thuận tiện cho việc quý khách có thể theo dõi cũng như xem lại nội dung tư vấn của chúng tôi, bộ phận Tư vấn pháp luật đã biên tập lại nội dung thành các Ấn bản thông tin pháp luật miễn phí và đăng tải trên website: wikiluat.com và luatlvn.com.

Đối với câu hỏi này, dựa trên những thông tin mà khách hàng cung cấp và căn cứ vào các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, các cam kết, thỏa thuận quốc tế được ghi nhận tại các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên và các văn bản thỏa thuận được ký kết nhân danh Nhà nước, Chính phủ Việt Nam. Chúng tôi đưa ra trả lời như sau:

1. Thời điểm sự kiện pháp lý

Ngày 18 tháng 09 năm 2017

2. Cơ sở pháp lý

Luật thú y 2016,

Nghị định 78/2015/NĐ-CP

Nghị định 35/2016/NĐ-CP

TCVN 5507:2002

Thông tư 13/2016/TT-BNNPTNT

3. Luật sư trả lời

Thuốc thú y là đơn chất hoặc hỗn hợp các chất bao gồm dược phẩm, vắc-xin, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hóa chất được phê duyệt dùng cho động vật nhằm phòng bệnh, chữa bênh, chuẩn đoán bệnh, điều chỉnh, phục hồi chức năng sinh trưởng, sinh sản của động vật.

Thuốc thú y thành phẩm là thuốc thú y đã qua tất cả các công đoạn trong quá trình sản xuất, kể cả đóng gói trong bao bì cuối cùng, dán nhãn, đã qua kiểm tra chất lượng cơ sở và đạt các chỉ tiêu chất lượng theo hồ sơ đăng ký.

Sản xuất thuốc thú y bao gồm các hình thức sản xuất, gia công, san chia đóng gói thuốc thú y.

Theo Điều 90 Luật thú ý 2015,

Tổ chức, cá nhân sản xuất thuốc thú y phải bảo đảm các điều kiện sau đây:

1. Có giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (xem chi tiết tại Nghị định 78/2015/NĐ-CP)

2. Có địa điểm, nhà xưởng, kho thuốc bảo đảm diện tích, khoảng cách an toàn cho người, vật nuôi và môi trường; (xem chi tiết tại Điều 12 Nghị định 35/2016/NĐ-CP)

3. Có trang thiết bị phù hợp với quy mô sản xuất, kiểm tra chất lượng đối với từng loại thuốc thú y; (xem chi tiết tại Điều 12 Nghị định 35/2016/NĐ-CP)

4. Có hệ thống xử lý nước thải, chất thải bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y và theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; ( xem chi tiết tại TCVN  5507:2002)

5. Người trực tiếp quản lý sản xuất, kiểm nghiệm thuốc thú y phải có Chứng chỉ hành nghề thú y về sản xuất, kiểm nghiệm thuốc thú y; (xem chi tiết tại Điều 21, Nghị định 35/2016/NĐ-CP)

6. Người trực tiếp sản xuất thuốc thú y phải được tập huấn, bồi dưỡng về chuyên môn phù hợp;

7. Có Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thuốc thú y. (xem thủ tục cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thuốc thú y tại mục 3 thông tư 13/2016/TT-BNNPTNT)

      Trên đây là tư vấn của Công ty Luật LVN đối với trường hợp của quý khách. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác quý khách vui lòng liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật qua điện thoại miễn phí số: 1900.0191 để có thể được giải đáp nhanh nhất.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật – Công ty luật LVN


 

1900.0191