Cấp thị thực tại cơ quan có thẩm quyền cấp thị thực của Việt Nam ở nước ngoài

Câu hỏi được gửi từ khách hàng: Cấp thị thực tại cơ quan có thẩm quyền cấp thị thực của Việt Nam ở nước ngoài


Luật sư Tư vấn Luật xuất nhập cảnh – Gọi 1900.0191

Dựa trên những thông tin được cung cấp và căn cứ vào các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, các cam kết, thỏa thuận quốc tế được ký kết nhân danh Nhà nước, Chính phủ Việt Nam. Chúng tôi đưa ra trả lời như sau:

1./ Thời điểm pháp lý

Ngày 14 tháng 08 năm 2018

2./ Cơ sở Pháp Luật liên quan tới vấn đề Cấp thị thực tại cơ quan có thẩm quyền cấp thị thực của Việt Nam ở nước ngoài

  • Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, lưu trú của người nước ngoài ở Việt Nam năm 2014
  • Thông tư 04/2015/TT-BCA Quy định mẫu giấy tờ liên quan đến việc nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam

3./ Luật sư tư vấn

Cơ quan có thẩm quyền cấp thị thực của Việt Nam ở nước ngoài gồm cơ quan đại diện hoặc cơ quan khác của Việt Nam ở nước ngoài được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự.

Cấp thị thực tại cơ quan có thẩm quyền cấp thị thực của Việt Nam ở nước ngoài được quy định tại Điều 17 Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, lưu trú của người nước ngoài ở Việt Nam năm 2014 như sau:

Ký hiệu thị thực:

(1) NG1 – Cấp cho thành viên đoàn khách mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ.

(2) NG2 – Cấp cho thành viên đoàn khách mời của Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Phó Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch Quốc hội, Phó Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước; thành viên đoàn khách mời cùng cấp của Bộ trưởng và tương đương, Bí thư tỉnh ủy, Bí thư thành ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

Hồ sơ xin cấp thị thực bao gồm:

– Tờ khai đề nghị cấp thị thực Việt Nam (theo mẫu NA1 kèm theo Thông tư 04/2015/TT-BCA), có dán 2 ảnh 4×6

Trường hợp trẻ em dưới 14 tuổi xin cấp chung hộ chiếu với cha hoặc mẹ hoặc người giám hộ không phải làm đơn xin cấp thị thực.

– Văn bản thông báo chấp thuận của Cục Quản lý xuất nhập cảnh (Bộ Công an) hoặc Cục Lãnh sự, Sở Ngoại vụ Thành phố Hồ Chí Minh (Bộ Ngoại giao)

– Hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu còn giá trị sử dụng.

Thủ tục cấp thị thực đối với từng trường hợp cụ thể như sau:

– Đối với trường hợp thuộc diện NG1, NG2: trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ cơ quan có thẩm quyền cấp thị thực của Việt Nam ở nước ngoài cấp thị thực.

– Trường hợp trẻ em dưới 14 tuổi xin cấp chung hộ chiếu với cha hoặc mẹ hoặc người giám hộ: trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ cơ quan có thẩm quyền cấp thị thực của Việt Nam ở nước ngoài thực hiện việc cấp thị thực.

– Người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền cấp thị thực của Việt Nam ở nước ngoài cấp thị thực có giá trị không quá 30 ngày cho người nước ngoài có nhu cầu nhập cảnh Việt Nam khảo sát thị trường, du lịch, thăm người thân, chữa bệnh thuộc các trường hợp sau đây:

+ Người có quan hệ công tác với cơ quan có thẩm quyền cấp thị thực Việt Nam ở nước ngoài và vợ, chồng, con của họ hoặc người có văn bản đề nghị của cơ quan có thẩm quyền Bộ Ngoại giao nước sở tại;

+ Người có công hàm bảo lãnh của cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự các nước đặt tại nước sở tại.

Sau khi cấp thị thực, người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền cấp thị thực của Việt Nam ở nước ngoài phải thông báo cho cơ quan quản lý xuất nhập cảnh và chịu trách nhiệm về việc cấp thị thực.

Như vậy, thủ tục xin cấp thị thực tại cơ quan có thẩm quyền cấp thị thực của Việt Nam ở nước ngoài được thực hiện như trên.

Với những tư vấn về câu hỏi Cấp thị thực tại cơ quan có thẩm quyền cấp thị thực của Việt Nam ở nước ngoài, Công ty Luật LVN mong rằng đã có thể giải đáp được nhu cầu của quý khách, nếu quý khách vẫn còn chưa rõ hoặc có thông tin mới với trường hợp trên, quý khách có thể liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật Miễn phí số: 1900.0191 để được Luật sư hỗ trợ ngay lập tức.

1900.0191