Cây đổ vào nhà dân, ai bồi thường

Câu hỏi: Cây đổ vào nhà dân, ai bồi thường

Sau trận bão vừa rồi có một cây to trước cửa nhà tôi bị đổ, một phần cây đổ đè lên nhà tôi làm hư hỏng toàn bộ ban công và một phần kết cấu nhà cũng như thiệt hại về nội thất tài sản bên trong nhà, tôi muốn đòi nhà nước bồi thường có được không?


Cây đổ vào nhà dân, ai bồi thường
Cây đổ vào nhà dân, ai bồi thường

Luật sư Tư vấn Cây đổ vào nhà dân, ai bồi thường – Gọi 1900.0191

Công ty Luật LVN

Xin cảm ơn quý khách đã tin tưởng và gửi thắc mắc đề nghị được tư vấn luật đến Công ty Luật LVN. Để thuận tiện cho việc quý khách có thể theo dõi cũng như xem lại nội dung tư vấn của chúng tôi, bộ phận Tư vấn pháp luật đã biên tập lại nội dung thành các Ấn bản thông tin pháp luật miễn phí và đăng tải trên website: wikiluat.com và luatlvn.com.

Đối với câu hỏi này, dựa trên những thông tin mà khách hàng cung cấp và căn cứ vào các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, các cam kết, thỏa thuận quốc tế được ghi nhận tại các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên và các văn bản thỏa thuận được ký kết nhân danh Nhà nước, Chính phủ Việt Nam. Chúng tôi đưa ra trả lời như sau:

1./ Thời điểm sự kiện pháp lý

Ngày 28 tháng 09 năm 2017

2./ Cơ sở pháp lý

Bộ luật dân sự 2015

3./ Luật sư trả lời

Điều 604 Bộ luật dân sự 2015: Bồi thường thiệt hại do cây cối gây ra

Chủ sở hữu, người chiếm hữu, người được giao quản lý phải bồi thường thiệt hại do cây cối gây ra.

  • TH1: Cây xanh thuộc về sở hữu của một người chủ thì chủ sở hữu cây xanh đó theo điều 604 Bộ luật dân sự 2015 phải bồi thường thiệt hại cho người bị cây đổ vào
  • TH2: Cây đổ vào nhà dân thuộc sở hữu của Nhà nước. Về nguyên tắc, cơ quan chịu trách nhiệm trực tiếp quản lý, chăm sóc cây xanh phải bồi thường thiệt hại. Bộ luật Dân sự 2015 đã có các quy định liên quan đến trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.

Ngoài ra, cơ quan chịu trách nhiệm trực tiếp quản lý, chăm sóc cây xanh sẽ không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng theo Khoản 2 điều 584 Bộ luật dân sự năm 2015:

“Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.”

Một sự kiện bất khả kháng phải đáp ứng các yếu tố sau: Phải xảy ra một cách khách quan; các chủ thể liên quan không lường trước được, họ không thể biết trước về sự kiện gây thiệt hại sẽ xảy ra; khi sự kiện xảy ra, các chủ thể đã áp dụng mọi biện pháp khả năng cho phép để hạn chế thiệt hại. Cần phải xác định xem cơ quan có trách nhiệm quản lý trông coi cây xanh đã áp dụng mọi biện pháp khắc phục phù hợp hay chưa (như có biện pháp cắt tỉa cây, chặt hạ những cây, cành cây có nguy cơ gãy đổ…). Nếu họ đã thực hiện các biện pháp khắc phục phù hợp nhưng vẫn có thiệt hại xảy ra thì có thể coi đó là sự kiện bất khả kháng. Trong trường hợp này, cơ quan quản lí cây xanh cũng không phải bồi thường thiệt hại cho người dân.

      Trên đây là tư vấn của Công ty Luật LVN đối với trường hợp của quý khách. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác quý khách vui lòng liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật qua điện thoại miễn phí số: 1900.0191 để có thể được giải đáp nhanh nhất.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật – Công ty luật LVN


 

1900.0191