Đất của cha để lại giờ muốn xây nhà thì phải làm thế nào?

Câu hỏi của khách hàng: Đất của cha để lại giờ muốn xây nhà thì phải làm thế nào?

Em xin phép hỏi vấn đề mong mọi người  tư vấn giúp: Em có mảnh đất của cha, mà cha đã mất còn mẹ… Bây  giờ em muốn làm nhà, mẹ đã đồng ý…em phải làm gì tiếp theo và thủ tục thế nào ạ


Luật sư Tư vấn Bộ luật dân sự – Gọi 1900.0191

Dựa trên thông tin được cung cấp và căn cứ vào các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, các cam kết, thỏa thuận quốc tế được ký kết nhân danh Nhà nước, Chính phủ Việt Nam.

1./ Thời điểm tư vấn: 02/11/2018

2./ Cơ sở Pháp Luật điều chỉnh vấn đề Điều kiện để sử dụng di sản là quyền sử dụng đất

  • Bộ luật dân sự năm 2015
  • Luật xây dựng năm 2014

3./ Luật sư trả lời Đất của cha để lại giờ muốn xây nhà thì phải làm thế nào?

Theo thông tin bạn cung cấp, khi mất cha của bạn có để lại 1 mảnh đất. Để được xây nhà trên mảnh đất trên, bạn cần phải có sự đồng ý của những người có quyền sở hữu với mảnh đất trên. Mảnh đất đó là tài sản chung của cha mẹ bạn hay là tài sản riêng của cha/mẹ của bạn.

Trường hợp mảnh đất đó là tài sản chung của cha mẹ bạn thì khi cha bạn mất không để lại di chúc thì một nửa mảnh đất trên được xác định là di sản mà cha của bạn để lại. Căn cứ điểm a Khoản 1 Điều 651 Bộ luật dân sự:

Điều 651. Người thừa kế theo pháp luật

1.Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

a)Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết; …

Theo quy định thì phần di sản mà cha bạn để lại sẽ được chia cho những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất. Trường hợp, ông, bà nội của bạn đều đã mất và cha của bạn không có thêm người con nào thì số di sản đó được chia cho bạn và mẹ của bạn, mỗi người được hưởng một nửa di sản.

Tương tự, trong trường hợp đây là tài sản riêng của bố của bạn, cả mảnh đất đó sẽ được coi là di sản. Mẹ của bạn và bạn là hai người thừa kế mảnh đất trên theo quy định của pháp luật.

Khi đó, bạn và mẹ của bạn là người có quyền đối với di sản trên. Theo quy định tại Điều 10 Luật nhà ở thì chỉ có chủ sở hữu, người được chủ sở hữu mới có quyền bảo trì, cải tạo, phá dỡ, xây dựng lại nhà ở theo quy định pháp luật. Do đó, bạn muốn xây nhà thì phải làm đơn yêu cầu chia di sản thừa kế của cha bạn. Sau khi có bản án/quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án. Bạn chỉ cần có sự đồng ý của mẹ bạn là có thể tiến hành việc xây nhà trên mảnh đất trên.

Trường hợp hàng thừa kế thứ nhất còn có ông bà nội, anh chị em khác mà bạn muốn xây nhà trên phần di sản của cha thì phải được sự đồng ý của các đồng thừa kế đó.

Trong trường hợp mẹ của bạn là chủ sở hữu duy nhất của mảnh đất trên thì để xây nhà trên mảnh đất đó, bạn cần phải có sự đồng ý của mẹ bạn về việc cho bạn xây nhà.

Ngoài ra, theo quy định tại Khoản 1 Điều 89 Luật Xây dựng, trước khi khởi công xây dựng công trình, bạn phải có giấy phép xây dựng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp theo quy định trừ các trường hợp được miễn giấy phép xây dựng như: xây nhà riêng lẻ nông thôn,… nhưng bạn có thể sẽ cần phải thông báo với Ủy ban nhân dân nơi xây dựng nhà. căn cứ tại Khoản 2 Điều 89 Luật nhà ở về Đối tượng và các loại giấy phép xây dựng:

“… 2.Công trình được miễn giấy phép xây dựng gồm:

…i)Công trình hạ tầng kỹ thuật ở nông thôn chỉ yêu cầu lập Báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng và ở khu vực chưa có quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn được duyệt;

k)Công trình xây dựng ở nông thôn thuộc khu vực chưa có quy hoạch phát triển đô thị và quy hoạch chi tiết xây dựng được duyệt; nhà ở riêng lẻ ở nông thôn, trừ nhà ở riêng lẻ xây dựng trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa;

l)Chủ đầu tư xây dựng công trình được miễn giấy phép xây dựng theo quy định tại các điểm b, d, đ và i khoản này có trách nhiệm thông báo thời điểm khởi công xây dựng kèm theo hồ sơ thiết kế xây dựng đến cơ quan quản lý xây dựng tại địa phương để theo dõi, lưu hồ sơ. …”

Như vậy, bạn muốn xây nhà thì trước hết phải yêu cầu Tòa chia thừa kế, sau đó cần có sự đồng ý của những người có quyền của chủ sở hữu mảnh đất sau khi chia thừa kế. Ngoài ra, nếu nhà ở mà bạn xây không được miễn giấy phép xây dựng thì bạn cần xin giấy phép xây dựng trước khi tiến hành thi công.

Với những tư vấn trên, Công ty Luật LVN mong rằng đã có thể giải đáp được nhu cầu của quý khách, nếu quý khách vẫn còn chưa rõ hoặc có thông tin mới với trường hợp này, quý khách có thể liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật Miễn phí số: 1900.0191 để được Luật sư hỗ trợ ngay lập tức.

1900.0191