Đất đang bị đề nghị xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm thì có làm sổ đỏ được không?

Câu hỏi của khách hàng: Đất đang bị đề nghị xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm thì có làm sổ đỏ được không?

Tôi có một vấn đề rắc rối, xin các bạn luật sư tư vấn giùm cho tôi với nhé: Tôi là bị đơn trong một vụ kiện dân sự về tranh chấp ranh giới liền kề. Cả 2 phiên toà sơ thẩm và phúc thẩm tôi đều thua. Hiện nay tôi đang gửi đơn kiến nghị lên toà án cấp cao tại Hà nội và đã có giấy: “Xác nhận đã nhận đơn đề nghị xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm”

Vậy phần đất hai nhà đang nằm ở tình trạng nào: đã hết tranh chấp hay chưa ? Có làm được sổ đỏ không ạ? Xin các bạn trong hội Luật sư tư vấn giúp .

Xin cám ơn !


Luật sư Tư vấn Bộ Luật tố tụng dân sự – Gọi 1900.0191

Dựa trên thông tin được cung cấp và căn cứ vào các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, các cam kết, thỏa thuận quốc tế được ký kết nhân danh Nhà nước, Chính phủ Việt Nam.

1./ Thời điểm tư vấn: 07/11/2018

2./ Cơ sở Pháp Luật điều chỉnh vấn đề kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm

Bộ Luật tố tụng dân sự 2015

3./ Luật sư trả lời Làm được sổ đỏ khi đất đang xem xét kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm không

Giám đốc thẩm là một thủ tục đặc biệt nhằm xem xét lại bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị vì phát hiện có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong việc giải quyết vụ án.

Căn cứ Khoản 23 Điều 70 Bộ Luật tố tụng dân sự 2015 về quyền, nghĩa vụ của đương sự quy định như sau:

“Đề nghị người có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.”

Điều 332 Điều 70 Bộ Luật tố tụng dân sự 2015 về Hoãn, tạm đình chỉ thi hành bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật

1. Người có thẩm quyền kháng nghị bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án có quyền yêu cầu hoãn thi hành bản án, quyết định để xem xét việc kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm. Việc hoãn thi hành bản án, quyết định được thực hiện theo quy định của pháp luật thi hành án dân sự.

2. Người đã kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật có quyền quyết định tạm đình chỉ thi hành bản án, quyết định đó cho đến khi có quyết định giám đốc thẩm.”

Theo thông tin bạn cung cấp, bạn đã gửi đơn kiến nghị tới Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội và đã có: “Xác nhận đã nhận đơn đề nghị xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm.” Sau khi nhận đơn Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao sẽ xem xét vụ việc đó có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong việc giải quyết vụ án không? Cụ thể:

 – Kết luận trong bản án, quyết định của Tòa án không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án.

– Có vi phạm nghiêm trọng trong thủ tục tố tụng trong điều tra, truy tố, xét xử dẫn đến sai lầm nghiêm trọng trong việc giải quyết vụ án.

– Có sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng pháp luật.

Nếu Xét thấy có vi phạm pháp luật trong việc giải quyết vụ án Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao sẽ kháng nghị bản án đã có hiệu lực của Tòa án nhân dân cấp tỉnh theo thủ tục giám đốc thẩm.

Trong thời gian xem xét việc kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm Chánh án tòa cấp cao là người có thẩm quyền tạm hoãn thi hành án. Nếu chánh án đã kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm bản án đã có hiệu lực của Tòa án nhân dân cấp tỉnh thì có quyền quyết định tạm đình chỉ thi hành bản án cho đến khi có quyết định giám đốc thẩm

Trường hợp nguyên đơn đang làm thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất căn cứ theo bản án của Tòa án nhân dân cấp tỉnh thì người có thẩm quyền tạm hoãn việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho nguyên đơn là Chánh án tòa án nhân dân cấp cao. Nếu Chánh án tòa án nhân dân cấp cao không chấp nhận kiến nghị của bạn thì nguyên đơn được quyền tiếp tục thực hiện đăng ký quyền sử dụng đất.

Như vậy, để đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp cho mình bạn nên làm đơn kiến nghị tạm hoãn thi hành án tới Chánh án tòa án nhân dân cấp cao trong thời gian xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm

Với những tư vấn trên, Công ty Luật LVN mong rằng đã có thể giải đáp được nhu cầu của quý khách, nếu quý khách vẫn còn chưa rõ hoặc có thông tin mới với trường hợp này, quý khách có thể liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật Miễn phí số: 1900.0191 để được Luật sư hỗ trợ ngay lập tức.

1900.0191