Dịch vụ ly hôn tại Ba Vì – Đơn phương ly hôn có 2 con 3 tuổi và 21 tháng thì tòa chia thế nào

Câu hỏi của khách hàng: Dịch vụ ly hôn tại Ba Vì – Đơn phương ly hôn có 2 con 3 tuổi và 21 tháng thì tòa chia thế nào

Anh chị luật sự cho em hỏi vấn đề ly hôn, giải quyết ly hôn, con cái như thế nào vậy. Thủ tục nếu em đơn phương ly hôn.
Em có 2 cháu: 1 bé 3 tuổi và 1 bé 21 tháng.
Em rất mong anh chị giúp em.


Luật sư Tư vấn Luật hôn nhân và gia đình – Gọi 1900.0191

Dựa trên thông tin được cung cấp và căn cứ vào các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, các cam kết, thỏa thuận quốc tế được ký kết nhân danh Nhà nước, Chính phủ Việt Nam.

1./ Thời điểm tư vấn: 02/11/2018

2./ Cơ sở Pháp Luật điều chỉnh vấn đề Hậu quả của việc ly hôn

  • Luật hôn nhân và gia đình năm 2014
  • Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015

3./ Luật sư trả lời Ly hôn thì giải quyết con cái như thế nào

Ly hôn là quyền của hai bên nam, nữ đã đăng ký kết hôn. Để chấm dứt quan hệ hôn nhân giữa hai bên. Việc ly hôn chỉ được Tòa án quyết định bằng các quyết định/ bản án có hiệu lực pháp luật. Trong trường hợp ly hôn đơn phương, thủ tục ly hôn được thực hiện theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự về vụ án dân sự.

-Về quyền trực tiếp nuôi con và việc cấp dưỡng cho con sau khi ly hôn. Căn cứ Điều 81 Luật hôn nhân và gia đình:

“Điều 81. Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn

1.Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.

2.Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

3.Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.”

Theo đó, trong trường hợp trên, nếu bạn ly hôn không thỏa thuận được việc nuôi con với bên còn lại thì bạn phải đưa ra Tòa án giải quyết. Thông thường, trong trường hợp của bạn, đứa trẻ dưới 36 tháng tuổi sẽ được Tòa án giao cho mẹ trực tiếp nuôi dưỡng. Do thông tin bạn đưa ra không nhắc đến số tháng của người con 3 tuổi nên trường hợp đứa bé đã đủ 36 tháng tuổi, người mẹ sẽ nuôi bé nhỏ (21 tháng), bé lớn sẽ do bên bố nuôi. Nếu bé đó chưa đủ 36 tháng tuổi, cả hai bé sẽ được giao cho mẹ trực tiếp nuôi dưỡng

Ngoài ra, bố của đứa trẻ có trách nhiệm cấp dưỡng cho con khi không trực tiếp nuôi con theo quy định tại Khoản 2 Điều 82 Luật hôn nhân và gia đình:

“Điều 82. Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn

2. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con. …

Tuy nhiên, khoản tiền cấp dưỡng sẽ phụ thuộc vào sự thỏa thuận của các bên, nhận định của Tòa án vào hoàn cảnh thực tế của các bên có liên quan. Pháp luật không có quy định gì về mức cấp dưỡng trong trường hợp này.

-Về thủ tục đơn phương ly hôn, căn cứ vào pháp luật tố tụng dân sự:

Hồ sơ ly hôn đơn phương bao gồm:

  • Đơn khởi kiện ly hôn
  • Giấy chứng nhận đăng kí kết hôn bản chính
  • Bản sao CCCD/CMND của vợ và chồng
  • Bản sao sổ hộ khẩu của vợ và chồng
  • Xác nhận cư trú của bị đơn
  • Giấy khai sinh của các con chung (nếu có con chung)
  • Giấy tờ liên quan đến tài sản chung (nếu có tài sản chung và yêu cầu Tòa phân chia)

Khi hoàn thành các giấy tờ hồ sơ nộp đến Tòa án có thẩm quyền giải quyết: Tòa án có thẩm quyền trong trường hợp của bạn là Tòa án nhân dân cấp huyện nơi bên kia cư trú. Nếu ly hôn có yếu tố nước ngoài thì nộp hồ sơ lên Tòa án nhân dân cấp tỉnh/thành phố)

Khi hồ sơ đã đầy đủ và không gặp vấn đề gì, tòa án sẽ tiến hành thụ lý đơn và ra thông báo nộp tiền tạm ứng án phí. Bạn sẽ lấy thông báo và đến chi cục thi hành án cấp huyện đóng tạm ứng án phí rồi lấy biên lai nộp lên Tòa án.

Sau đó Tòa án sẽ tiến hành giải quyết theo thủ tục chung. Căn cứ theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự thì giải quyết vụ án ly hôn ít nhất là 02 đến 3 tháng kể từ ngày nhận đơn hợp lệ.

Như vậy, trong trường hợp của bạn, việc chia con chung sẽ phụ thuộc vào số tháng tuổi của người con 3 tuổi kia của bạn. Nhưng chắc chắn đứa nhỏ (21 tháng tuổi) sẽ được Tòa án giao cho người mẹ trực tiếp nuôi dưỡng. Thủ tục ly hôn của bạn được thực hiện theo quy định của tố tụng dân sự về giải quyết vụ án.

Với những tư vấn trên, Công ty Luật LVN mong rằng đã có thể giải đáp được nhu cầu của quý khách, nếu quý khách vẫn còn chưa rõ hoặc có thông tin mới với trường hợp này, quý khách có thể liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật Miễn phí số: 1900.0191 để được Luật sư hỗ trợ ngay lập tức. 

1900.0191