Đuổi người không có khẩu hay gây rối khỏi địa phương

Câu hỏi của khách hàng:Đuổi người không có khẩu hay gây rối khỏi địa phương

Xin chào các anh chị ạ, mong anh chị giúp đỡ và tư vấn cho em và gia đình với ạ
Chuyện là chị em lấy chồng và ly hôn được hai năm rồi ạ. Do anh ta lười lao động, vũ phu đánh đập chị em miết nhưng sau khi ly hôn đã hơn 2 năm nay, hắn không chịu buông tha cho chị em, luôn lấy cớ gặp con để đòi quay lại với chị em, dọa giết chị em và cả ba mẹ em nữa (có lần hắn còn xách dao lên nhà đòi đâm ba mẹ em, hôm nay trong lúc cãi cọ hắn lại tiếp tục đánh chị e, mẹ e và mang cào sắt đòi giết mẹ em và chị em, đã rất nhiều lần hắn đòi giết chị em và ba mẹ em), hắn không có hộ khẩu tại địa phương nhưng lại ở nhờ tại nhà bạn của hắn và được bảo bạn hắn bão lãnh. Nên dù chị em dành được quyền nuôi con hắn vẫn lấy cớ thăm con để đến quậy phá, đánh đâp và đe dọa chị em. Em muốn nhờ anh chị tư vấn hộ em liệu có thể sử dụng biện pháp can thiệp pháp luật nào với hắn để đuổi hắn đi khỏi địa phương không ạ. Mong các anh chị giúp em với ạ.


Luật sư Luật Hình sự – Tư vấn trực tuyến gọi 1900.0191

Dựa trên thông tin được cung cấp và căn cứ vào các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, các cam kết, thỏa thuận quốc tế được ký kết nhân danh Nhà nước, Chính phủ Việt Nam.

1./ Thời điểm tư vấn: 02/07/2019

2./ Cơ sở Pháp Luật điều chỉnh vấn đề Hành vi phạm tội

  • Bộ luật hình sự 2015
  • Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Bộ luật hình sự 2017
  • Bộ luật tố tụng hình sự 2015

3./ Luật sư trả lời câu hỏi Đuổi người không có khẩu hay gây rối khỏi địa phương

Theo điều 133 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017 thì tội đe dọa giết người được quy định như sau:

“Điều 133. Tội đe dọa giết người
1. Người nào đe dọa giết người, nếu có căn cứ làm cho người bị đe dọa lo sợ rằng việc đe dọa này sẽ được thực hiện, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Đối với 02 người trở lên;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
c) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;
d) Đối với người dưới 16 tuổi;
đ) Để che giấu hoặc trốn tránh việc bị xử lý về một tội phạm khác.”

Theo thông tin mà bạn đưa ra thì người này đã có hành vi cầm dao đuổi chém thể hiện rõ ý định giết người đồng thời làm cho gia đình bạn hiểu rằng chủ thể hoàn toàn có đủ điều kiện, động cơ để thực hiện hành vi đó. Như vậy, hành vi của đối tượng đó có thể cấu thành nên tội đe dọa giết người theo quy định nêu trên. Theo đó, để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, bạn có quyền tố giác tội phạm theo quy định tại Khoản 1 Điều 144 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015:

“Điều 144. Tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố
1. Tố giác về tội phạm là việc cá nhân phát hiện và tố cáo hành vi có dấu hiệu tội phạm với cơ quan có thẩm quyền.”

Bạn có thể viết đơn tố giác tội phạm gửi đến các cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại Khoản 2 Điều 145 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 hoặc đến trực tiếp các cơ quan đó để tố giác tội phạm:

“Điều 145. Trách nhiệm tiếp nhận và thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố

2. Cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố gồm:
a) Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố;
b) Cơ quan, tổ chức khác tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm.
…”

Với những tư vấn trên, Công ty Luật LVN mong rằng đã có thể giải đáp được nhu cầu của quý khách, nếu quý khách vẫn còn chưa rõ hoặc có thông tin mới với trường hợp này, quý khách có thể liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật Miễn phí số: 1900.0191 để được Luật sư hỗ trợ ngay lập tức.

1900.0191