Hợp đồng do vợ chủ nhà ký tên có hiệu lực không

Câu hỏi của khách hàng: Hợp đồng do vợ chủ nhà ký tên có hiệu lực không

Em có hợp đồng 1 năm thuê mặt bằng nhưng do buôn bán không thuận lời nên mới được 7 tháng e muốn trả lại mặt bằng. Hợp đồng viết tay không công chứng và chỉ vợ chủ nhà ký tên. Lúc ký có đặt cọc 15 triệu. Giờ trả e muốn xin lại tiền cọc nhưng chủ nhà làm khó không trả. Hợp đồng này nếu e đem ra tòa có được tuyên vô hiệu ko ah? Có cách nào để e lấy lại tiền cọc không mọi người. Em cảm ơn.


Luật sư Tư vấn  – Gọi 1900.0191

Dựa trên thông tin được cung cấp và căn cứ vào các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, các cam kết, thỏa thuận quốc tế được ký kết nhân danh Nhà nước, Chính phủ Việt Nam.

1./ Thời điểm tư vấn: 14/10/2019

2./ Cơ sở Pháp Luật điều chỉnh

Bộ luật dân sự 2015

3./ Luật sư trả lời

  • Căn cứ theo Điều 117 Bộ luật dân sự 2015:

Điều 117 Bộ luật dân sự quy định các điều kiện để hợp đồng có hiệu lực bao gồm:

– Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với hợp đồng được xác lập;

– Chủ thể tham gia hợp đồng phải hoàn toàn tự nguyện;

– Mục đích và nội dung của hợp đồng không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.

Nếu không thuộc 3 TH trên thì hợp đồng vẫn có hiệu lực.

Vì mặt bằng cho thuê là tài sản chung của vợ chồng chủ nhà nên vợ hay chồng kí đều có hiệu lực.

  • Hợp đồng nếu đem ra tòa sẽ không được tuyên vô hiệu vì:

Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên bao gồm giá thuê, thời hạn thuê căn cứ theo Điều 473 BLDS 2015:

“ Điều 473. Giá thuê

  1. Giá thuê do các bên thỏa thuận hoặc do người thứ ba xác định theo yêu cầu của các bên, trừ trường hợp luật có quy định khác.
  2. Trường hợp không có thỏa thuận hoặc thỏa thuận không rõ ràng thì giá thuê được xác định theo giá thị trường tại địa điểm và thời điểm giao kết hợp đồng thuê.”

Và Điều 474 BLDS 2015

“ Điều 474. Thời hạn thuê

  1. Thời hạn thuê do các bên thỏa thuận; nếu không có thỏa thuận thì được xác định theo mục đích thuê.
  2. Trường hợp các bên không thỏa thuận về thời hạn thuê và thời hạn thuê không thể xác định được theo mục đích thuê thì mỗi bên có quyền chấm dứt hợp đồng bất cứ lúc nào, nhưng phải thông báo cho bên kia trước một thời gian hợp lý.”

Hợp đồng cho thuê tài sản bị tuyên vô hiệu khi:

  • Hợp đồng vô hiệu khi vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội.
  • Hợp đồng vô hiệu do giả tạo.
  • Hợp đồng vô hiệu do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện.
  • Hợp đồng vô hiệu do bị nhầm lẫn.
  • Hợp đồng vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép.
  • Hợp đồng vô hiệu do người xác lập không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình.
  • Hợp đồng vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức.

Vì vậy, hợp đồng sẽ không bị tuyên vô hiệu và số tiền đặt cọc tuân theo thỏa thuận của hợp đồng.

Vì chưa hết hạn hợp đồng thì bạn nên lựa chọn cách cho thuê lại mặt bằng hoặc thỏa thuận lợi với chủ sở hữu.

Với những tư vấn trên, Công ty Luật LVN mong rằng đã có thể giải đáp được nhu cầu của quý khách, nếu quý khách vẫn còn chưa rõ hoặc có thông tin mới với trường hợp này, quý khách có thể liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật Miễn phí số: 1900.0191 để được Luật sư hỗ trợ ngay lập tức.

1900.0191