Dịch vụ ly hôn tại Thanh Trì – Hà Nội

Dịch vụ ly hôn tại Thanh Trì – Hà Nội

Tôi là bộ đội ở đơn vị làm nhiệm vụ trực chiến, đóng quân cách nơi vợ tôi ở gần 100km, nơi vợ tôi ở cũng là nơi tôi đăng ký kết hôn. Tôi và vợ tôi thuận tình ly hôn, tôi đã nộp hồ sơ thuận tình ly hôn (gồm: 1 đơn xin xác nhận thuận tình ly hôn, 1 sổ hộ khẩu photo công chứng của gia đình vợ, 1 giấy xác nhận đăng ký kết hôn của vợ chồng tôi, 1 giấy chứng minh nhân dân photo công chứng của vợ, 1 giấy chứng minh Quân đội photo công chứng của tôi, 1 đơn xin xác nhận nơi cư trú của tôi đã được chỉ huy đơn vị xác nhậnvàđóng dấu). Hơn 10 ngày sau có người gọi điện thoại cho tôi bằng điện thoại di động yêu cầu tôi đến tòa án để hướng dẫn làm đơn khiếu kiện. Vì vậy tôi muốn hỏi: Bây giờ tôi làm thế nào để tòa án trả lời cho tôi?

Gửi bởi: Lê Vĩnh Quốc

Trả lời có tính chất tham khảo

Điều 55 Luật Hôn nhân gia đình 2014 quy định về thuận tình ly hôn như sau:“Trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án công nhận thuận tình ly hôn; nếu không thỏa thuận được hoặc có thỏa thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án giải quyết việc ly hôn”.

Hồ sơ về giải quyết yêu cầu thuận tình ly hôn theo quy định tại Điều 312 Bộ luật tố tụng dân sự 2004 sửa đổi bổ sung 2011 như sau:

“1. Người yêu cầu Tòa án giải quyết việc dân sự phải gửi đơn đến Tòa án có thẩm quyền quy định tại mục 2 Chương III của Bộ luật này.

2. Đơn yêu cầu phải có các nội dung chính sau đây:

a) Ngày, tháng, năm viết đơn;

b) Tên Tòa án có thẩm quyền giải quyết đơn;

c) Tên, địa chỉ của người yêu cầu;

d) Những vấn đề cụ thể yêu cầu Tòa án giải quyết và lý do, mục đích, căn cứ của việc yêu cầu Tòa án giải quyết việc dân sự đó;

đ) Tên, địa chỉ của những người có liên quan đến việc giải quyết đơn yêu cầu, nếu có;

e) Các thông tin khác mà người yêu cầu xét thấy cần thiết cho việc giải quyết yêu cầu;

g) Người yêu cầu là cá nhân phải ký tên hoặc điểm chỉ, nếu là cơ quan, tổ chức thì đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức đó phải ký tên và đóng dấu vào phần cuối đơn.

3. Gửi kèm theo đơn yêu cầu là tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp”.

Đối với mỗi Tòa sẽ có mẫu đơn yêu cầu riêng. Bạn nên đến trực tiếp Tòa án nơi bạn sẽ nộp đơn để có mẫu đơn yêu cầu.

Đối với trường hợp thuận tình ly hôn, Tòa án vẫn tiến hành hòa giải để các bên thỏa thuận với nhau. Sau đó theo quy định tại Điều 314 BLTTDS, Tòa án sẽ tiến hành phiên họp để giải quyết vụ việc dân sự.

Theo thông tin bạn hỏi sau khi bạn nộp đơn thì có người gọi điện về đơn yêu cầu thì có thể đây là hình thức tống đạt trực tiếp để bổ sung đơn yêu cầu thuận tình ly hôn. Bạn nên bố trí thời gian có mặt tại Tòa đúng thời gian để giải quyết yêu cầu ly hôn của mình.

Các văn bản liên quan:

Bộ luật 24/2004/QH11 Tố tụng dân sự

Luật 52/2014/QH13 Hôn nhân và gia đình

1900.0191