Người đi bộ chủ động va vào xe máy thì có phải bồi thường không

Câu hỏi của khách hàng: Người đi bộ chủ động va vào xe máy thì có phải bồi thường không

Nhờ mấy anh/chị luật sư tư vấn dùm em!

Em đang đi trên đường thẳng thì có cháu bé từ trong quán tạp hóa lao ra đường và tông vào xe em. Em đang đi đường trong xóm nên chạy với tốc độ chậm. Cháu bé va vào xe em và ngã xuống. Em cùng cha của bé đưa bé vào bệnh viện. Bác sĩ chẩn đoán bé bị gãy chân và hiện bé đã bó bột và đang nằm ở bệnh viện để theo dõi.

Cho em hỏi trong trường hợp này người đi bộ chủ động va vào xe máy thì em có phải bồi thường gì hay không ?

Tư vấn giúp dùm em với !


Luật sư Tư vấn Bộ luật dân sự – Gọi 1900.0191

Dựa trên thông tin được cung cấp và căn cứ vào các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, các cam kết, thỏa thuận quốc tế được ký kết nhân danh Nhà nước, Chính phủ Việt Nam.

1./ Thời điểm tư vấn: 01/11/2018

2./ Cơ sở Pháp Luật điều chỉnh vấn đề Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra

  • Luật giao thông đường bộ năm 2008
  • Bộ luật dân sự năm 2015
  • Nghị quyết 03/2006/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng một số quy định của bộ luật dân sự năm 2005 về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

3./ Luật sư trả lời Người đi bộ chủ động va vào xe máy thì có phải bồi thường không

Bạn đang đi trên đường thẳng thì có cháu bé từ trong quán tạp hóa lao ra đường và tông vào xe em. Bạn đang đi đường trong xóm nên chạy với tốc độ chậm. Cháu bé va vào xe bạn và ngã xuống. Bạn cùng cha của bé đưa bé vào bệnh viện. Bác sĩ chẩn đoán bé bị gãy chân và hiện bé đã bó bột và đang nằm ở bệnh viện để theo dõi. Theo pháp luật Việt Nam nếu bạn chứng minh được bạn lỗi gây ra trong trường hợp này hoàn toàn là lỗi cố ý của bên bị thiệt hại, bạn sẽ không phải bồi thường thiệt hại.

Theo quy định tại Khoản 18 Điều 3 Luật giao thông đường bộ:

“… 18.Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ (sau đây gọi là xe cơ giới) gồm xe ô tô; máy kéo; rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi xe ô tô, máy kéo; xe mô tô hai bánh; xe mô tô ba bánh; xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự…”

Căn cứ Khoản 1 Điều 601 Bộ luật dân sự:

Điều 601. Bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra

1.Nguồn nguy hiểm cao độ bao gồm phương tiện giao thông vận tải cơ giới, hệ thống tải điện, nhà máy công nghiệp đang hoạt động, vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, thú dữ và các nguồn nguy hiểm cao độ khác do pháp luật quy định.

Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải vận hành, sử dụng, bảo quản, trông giữ, vận chuyển nguồn nguy hiểm cao độ theo đúng quy định của pháp luật. …”

Xe máy được xem là nguồn nguy hiểm cao độ. Về nguyên tắc bạn phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra kể cả khi không có lỗi. Nhưng trong trường hợp này, nếu bạn chứng minh được bạn đi đúng phần đường, không vượt tốc độ tối đa cho phép khi đi trong làng, xóm, không vi phạm luật giao thông đường bộ và lỗi hoàn toàn do lỗi của bé, bất ngờ lao từ quán tạp hóa ra đâm vào xe bạn, trong tình huống đó bạn không xử lý được do tình thế bất ngờ dẫn tới bé bị gãy chân, đang nằm ở bênh viện theo dõi thì bạn không phải bồi thường thiệt hại.

Căn cứ Khoản 3 Điều 601 Bộ luật dân sựđiểm c Khoản 2 Mục 3 Nghị quyết 03/2006/NQ-HĐTP về bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra thì bạn sẽ chỉ không phải bồi thường thiệt hại khi thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại hoặc thiệt hại xảy ra trong trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết.

Căn cứ Khoản 1 Điều 156 Bộ luật dân sự:

Điều 156. Thời gian không tính vào thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự, thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự

1.Sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan làm cho chủ thể có quyền khởi kiện, quyền yêu cầu không thể khởi kiện, yêu cầu trong phạm vi thời hiệu.

Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép.

Trở ngại khách quan là những trở ngại do hoàn cảnh khách quan tác động làm cho người có quyền, nghĩa vụ dân sự không thể biết về việc quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm hoặc không thể thực hiện được quyền, nghĩa vụ dân sự của mình; …

Trong trường hợp còn lại, bạn vẫn phải vồi thường cho bên bị thiệt hại ngay cả khi việc thiệt hại xảy ra không phải do lỗi của bạn.

Như vậy, căn cứ vào những chi tiết bạn đưa ra thì việc đứa trẻ bất ngờ lao ra đường, bạn đã kịp dừng xe, nhưng cháu bé lại va vào xe bạn rồi bị ngã, gây gãy chân xảy ra không do lỗi của bạn mà do lỗi của bên bị thiệt hại, do sự kiện bất khả kháng nên bạn sẽ không phải bồi thường cho bên bị thiệt hại nhưng bạn nên thăm hỏi động viên gia đình bị thiệt hại.

Với những tư vấn trên, Công ty Luật LVN mong rằng đã có thể giải đáp được nhu cầu của quý khách, nếu quý khách vẫn còn chưa rõ hoặc có thông tin mới với trường hợp này, quý khách có thể liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật Miễn phí số: 1900.0191 để được Luật sư hỗ trợ ngay lập tức.

1900.0191