Người già tự vệ thế nào là phạm luật, thế nào không phạm luật

Câu hỏi của khách hàng: Người già tự vệ thế nào là phạm luật, thế nào không phạm luật

Anh/chị cho e hỏi e bị bên kia họ đuổi tới đánh, đến nhà, em và bố có xô xát với họ, e bị đánh gãy sương tay trái, bố e có cầm cây kéo đâm lại thì bên kia họ thấy bảo thủng ruột già sau này về nhà điều tri thì họ bị nhiễm trùng phải điều tri. Sau này giám định y khoa bố e chỉ mất 10% suc khỏe. Còn bên kia ho mất tận 52%.cho e hỏi % sức khỏe họ có tác đông vào làm thay đổi dk k. Hành vi bố e có dk coi là tự vệ k ạ. Bố e nay đã 59 tuoi rồi thì có dk hưởng luật tuổi già k ạ. E cảm ơn?


Luật sư luật hình sự – Tư vấn trực tuyến gọi 1900.0191

Dựa trên thông tin được cung cấp và căn cứ vào các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, các cam kết, thỏa thuận quốc tế được ký kết nhân danh Nhà nước, Chính phủ Việt Nam.

1./ Thời điểm tư vấn: 24/06/2019

2./ Cơ sở Pháp Luật điều chỉnh vấn đề người già tự vệ

Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017

3./ Luật sư trả lời người già tự vệ thế nào là phạm luật, thế nào không phạm luật

Từ những thông bạn cung cấp và dựa trên  căn cứ của pháp luật, chúng tôi đưa ra ý kiến tư vấn như sau:

Theo Điều 22 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 quy định:

“Điều 22. Phòng vệ chính đáng

1. Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ quyền hoặc lợi ích chính đáng của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên.

Phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm.

2. Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại.

Người có hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật này.”

Như vậy, theo quy định này đối với trường hợp của bạn có hai khả năng xảy ra:

Thứ nhất, hành vi thuộc trường hợp phòng vệ chính đáng:

Để biết được bố của bạn có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không, bạn và bố bạn cần cung cấp các thông tin, xác minh với cơ quan điều tra về hành vi chống trả của mình là cần thiết, nếu không chống trả sẽ gây nguy hại đến tính mạng của chính mình hoặc người bên cạnh.

Nếu hành vi nêu trên trong phạm vi giới hạn của phòng vệ chính đáng thì bố bạn sẽ không phải chịu trách nhiệm hình sự vì phòng vệ chính đáng không phải hành vi của tội phạm.

Thứ hai, hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng

Nêú hành vi chống trả của bố bạn nêu trên vượt quá giới hạn phòng vệ, trong hoàn cảnh đó bố bạn có thể xử lý theo hướng khác nhưng không thực hiện mà vẫn cố tình dùng kéo gây nguy hiểm cho đối phương thì bố của bạn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Khoản 1 Điều 136 Bộ luật hình sự 2015

“Điều 136. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội

1.Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội, thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.”

Ngoài ra, trong trường hợp này bạn có hỏi về luật tuổi già, trong quy định của Luật hình sự thì không có quy định nào loại trừ về việc tuổi già sẽ được miễn trừ trách nhiệm hình sự. Nếu bố bạn vi phạm  các quy định của luật hình sự thì vẫn phải chịu trách nhiệm như các chủ thể khác tùy  theo hành vi và mức độ nguy hiệm của tội phạm. Trừ trường hợp được miễn trách nhiệm hình sự theo quy định của Luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017. Ngoài ra có thể tùy vào hoàn cảnh, mức độ phạm tội có thể bố bạn sẽ được hưởng tình tiết giảm nhẹ theo quy định của pháp luật.

Với những tư vấn trên, Công ty Luật LVN mong rằng đã có thể giải đáp được nhu cầu của quý khách, nếu quý khách vẫn còn chưa rõ hoặc có thông tin mới với trường hợp này, quý khách có thể liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật Miễn phí số: 1900.0191 để được Luật sư hỗ trợ ngay lập tức.

1900.0191