Người khác lén lấy giấy tờ đi vay tín dụng thì có sao không

Câu hỏi của khách hàng: Người khác lén lấy giấy tờ đi vay tín dụng thì có sao không

Do e để quên giấy tờ và bị kẻ khác chụp lén đi làm vay tín dụng dưới hình thức trả góp. Nhưng mọi thứ về sđt . Chữ kí đều k phải của em và e bị làm hồ sơ tại 2 quỹ tín dụng 1 là Fe 2 là HD Saison .Bên ngân hàng qua nhà e rồi và đã mời bên công an xã qua để ghi nhận thông tin và đến giờ nhận được giấy thông báo khởi kiện Mọi người tư vấn cho e cách giải quyết với ạ


Luật sư Luật Hình sự – Tư vấn trực tuyến gọi 1900.0191

Dựa trên thông tin được cung cấp và căn cứ vào các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, các cam kết, thỏa thuận quốc tế được ký kết nhân danh Nhà nước, Chính phủ Việt Nam.

1./ Thời điểm tư vấn: 21/06/2019

2./ Cơ sở Pháp Luật điều chỉnh vấn đề trách nhiệm pháp lý của người vay tiền

Bộ luật dân sự 2015

Bộ luật hình sự 2015

Luật sửa đổi bổ sung 1 số điều Bộ luật hình sự 2017

3./ Luật sư trả lời câu hỏi Người khác lén lấy giấy tờ đi vay tín dụng thì có sao không

Theo thông tin mà bạn đưa ra thì người khác lấy thông tin cá nhân của để vay tiền và làm phát sinh nghĩa vụ trả nợ là quan hệ dân sự, là hợp đồng vay tài sản. Theo quy định Bộ luật Dân sự 2015 quy định về hợp đồng vay tài sản :

“Điều 463. Hợp đồng vay tài sản

Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định.

Điều 466. Nghĩa vụ trả nợ của bên vay

1.Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

2.Trường hợp bên vay không thể trả vật thì có thể trả bằng tiền theo trị giá của vật đã vay tại địa điểm và thời điểm trả nợ, nếu được bên cho vay đồng ý.

3.Địa điểm trả nợ là nơi cư trú hoặc nơi đặt trụ sở của bên cho vay, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

4.Trường hợp vay không có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ thì bên cho vay có quyền yêu cầu trả tiền lãi với mức lãi suất theo quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này trên số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc luật có quy định khác.

5.Trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi như sau

a) Lãi trên nợ gốc theo lãi suất thỏa thuận trong hợp đồng tương ứng với thời hạn vay mà đến hạn chưa trả; trường hợp chậm trả thì còn phải trả lãi theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này;

b) Lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả bằng 150% lãi suất vay theo hợp đồng tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thoả thuận khác.”

Như vậy, theo quy định của pháp luật thì bên vay tài sản mới là người có nghĩa vụ trả nợ cho bên vay. Bạn không phải là người vay tiền nên bạn không có nghĩa vụ phải trả số tiền đó.

Giấy tờ cá nhân của bạn không phải là tài sản theo quy định pháp luật nên không thể sử dụng để thế chấp cho khoản vay nên bạn không có nghĩa vụ phải trả số tiền vay.

Nếu người vay tiền mạo danh bạn để vay tiền sau đó bỏ trốn, trốn tránh nghĩa vụ trả nợ thì người này có dấu hiệu của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản quy định tại điều 174 Luật sửa đổi bổ sung 1 số điều BLHS 2017 hoặc tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo quy định tại điều 175 Luật sửa đổi bổ sung 1 số điều BLHS 2017. Vì vậy, nếu có tranh chấp giữa các bên không giải quyết được thì bạn cũng có thể làm đơn trình báo sự việc với cơ quan công an để được giải quyết theo quy định pháp luật. Người đã vay tiền có hành vi bỏ trốn thì trong trường hợp này sẽ bị xử lý hình sự.

Với những tư vấn trên, Công ty Luật LVN mong rằng đã có thể giải đáp được nhu cầu của quý khách, nếu quý khách vẫn còn chưa rõ hoặc có thông tin mới với trường hợp này, quý khách có thể liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật Miễn phí số: 1900.0191 để được Luật sư hỗ trợ ngay lập tức.

 

1900.0191