Quản lí cửa hàng có được sa thải nhân viên ký hợp đồng với công ty

Câu hỏi: Quản lí cửa hàng có được sa thải nhân viên ký hợp đồng với công ty

Tôi đã ký hợp đồng làm việc với công ty, sau khoảng 2 tháng làm việc ở trụ sở chính của công ty tôi được cử đến chi nhánh để hoạt động tiếp và được phân công công việc mới, đến tháng 6 năm 2017, bất ngờ tôi nhận được quyết định sa thải của quản lý cửa hàng chi nhánh đó đối với tôi, tôi cảm thấy mình đang bị trù dập, vì tôi không giống những người khác ở đây, tôi đã ký hợp đồng trực tiếp với công ty sau đó mới được phân công về đây làm việc, chứ không phải được tuyển dụng ở đây nên việc quản lý tôi phải được phòng nhân sự công ty thông qua, việc chỉ là quản lý cửa hàng mà sa thải tôi là vượt quá thẩm quyền, mong luật sư tư vấn cho tôi?


Quản lí cửa hàng có được sa thải nhân viên ký hợp đồng với công ty
Quản lí cửa hàng có được sa thải nhân viên ký hợp đồng với công ty

Luật sư Tư vấn Quản lí cửa hàng có được sa thải nhân viên ký hợp đồng với công ty – Gọi 1900.0191

Công ty Luật LVN

Xin cảm ơn quý khách đã tin tưởng và gửi thắc mắc đề nghị được tư vấn luật đến Công ty Luật LVN. Để thuận tiện cho việc quý khách có thể theo dõi cũng như xem lại nội dung tư vấn của chúng tôi, bộ phận Tư vấn pháp luật đã biên tập lại nội dung thành các Ấn bản thông tin pháp luật miễn phí và đăng tải trên website: wikiluat.com và luatlvn.com.

Đối với câu hỏi này, dựa trên những thông tin mà khách hàng cung cấp và căn cứ vào các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, các cam kết, thỏa thuận quốc tế được ghi nhận tại các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên và các văn bản thỏa thuận được ký kết nhân danh Nhà nước, Chính phủ Việt Nam. Chúng tôi đưa ra trả lời như sau:

1. Thời điểm sự kiện pháp lý

Ngày 07 tháng 09 năm 2017

2. Cơ sở pháp lý

– Bộ luật Lao động năm 2012

– Nghị định số 33/2003/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 41/CP ngày 06 tháng 7 năm 1995 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ Luật Lao động về kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất.

3. Luật sư trả lời

Theo Điều 125, Bộ Luật Lao động năm 2012 thì Sa thải là một trong ba hình thức  xử lý kỷ luật lao động.

Và trường hợp để áp dụng hình thức kỉ luật là sa thải được Bộ luật lao động quy định tại Điều 126 như sau:

1. Người lao động có hành vi trộm cắp, tham ô, đánh bạc, cố ý gây thương tích, sử dụng ma tuý trong phạm vi nơi làm việc, tiết lộ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động, có hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe doạ gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của người sử dụng lao động;

2. Người lao động bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương mà tái phạm trong thời gian chưa xoá kỷ luật hoặc bị xử lý kỷ luật cách chức mà tái phạm.

Tái phạm là trường hợp người lao động lặp lại hành vi vi phạm đã bị xử lý kỷ luật mà chưa được xóa kỷ luật theo quy định tại Điều 127 của Bộ luật này;

3. Người lao động tự ý bỏ việc 05 ngày cộng dồn trong 01 tháng hoặc 20 ngày cộng dồn trong 01 năm mà không có lý do chính đáng.

Các trường hợp được coi là có lý do chính đáng bao gồm: thiên tai, hoả hoạn, bản thân, thân nhân bị ốm có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền và các trường hợp khác được quy định trong nội quy lao động.

Khoản 4 Điều 1 Nghị định số 33/2003/NĐ-CP ngày 2.4.2003 sửa đổi, bổ sung một số điều của NĐ số 41/CP ngày 6.7.1995 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của BLLĐ về kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất quy định: “Người có thẩm quyền xử lý vi phạm kỷ luật lao động, kể cả tạm đình chỉ công việc được quy định tại Điều 87 và Điều 92 của BLLĐ là người sử dụng lao động; người được người sử dụng lao động ủy quyền chỉ được xử lý kỷ luật lao động theo hình thức khiển trách. Các hình thức kỷ luật khác chỉ được ủy quyền khi người sử dụng lao động đi vắng và phải bằng văn bản”.

Vì vậy, tổng công ty là người sử dụng lao động và quản lý cửa hàng là người được ủy quyền sử dụng lao động.  Và theo Khoản 4, Điều 1, Nghị định số 33/2003/NĐ-CP thì: Người có thẩm quyền xử lý vi phạm kỷ luật lao động, kể cả tạm đình chỉ công việc được quy định tại Điều 87 và Điều 92 của BLLĐ là người sử dụng lao động.  Còn người được người sử dụng lao động ủy quyền chỉ được xử lý kỷ luật lao động theo hình thức khiển trách. Các hình thức kỷ luật khác chỉ được ủy quyền khi người sử dụng lao động đi vắng và phải bằng văn bản.

Như vậy thì quản lý cửa hàng chỉ được sử dụng hình thức kỷ luật là khiển trách và chỉ được sa thải khi người lao động vi phạm vào những điều được quy định tại Điều 126, đồng thời phải được người sử dụng lao động ủy quyền bằng văn bản khi người sử dụng lao động không trực tiếp có mặt.

      Trên đây là tư vấn của Công ty Luật LVN đối với trường hợp của quý khách. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác quý khách vui lòng liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật qua điện thoại miễn phí số: 1900.0191 để có thể được giải đáp nhanh nhất.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật – Công ty luật LVN


 

1900.0191