Sau bao lâu từ khi nghỉ việc phải nộp hồ sơ hưởng chế độ thai sản?

Câu hỏi của khách hàng: Sau bao lâu từ khi nghỉ việc phải nộp hồ sơ hưởng chế độ thai sản?

Xin tư vấn: Em tới công ty đã lâu. Sau khi nghỉ thai sản, phòng nhân sự công ty đã ghi danh sách lên bảo hiểm xã hội là tôi đã bỏ việc mà tôi hoàn toàn không hay biết.  Sau khi sinh tôi nộp hồ sơ để hưởng chế độ thai sản nhưng phòng nhân sự không thông báo cho tôi biết. Vì tôi về quê sinh con nên không có thời gian hỏi thông tin. Cho đến khi hỏi thì phòng nhân sự thông báo giấy chứng sinh của con tôi không có ghi ngày tháng trên mốc đó của bênh viện yêu cầu tôi bổ sung. Sau khi tôi bổ sung lại đầy đủ thì họ lại nói tôi không được hưởng chế độ thai sản vì tôi đã không đóng bảo hiểm từ khi tôi nghỉ thai sản. Vậy các luật sư cho tôi hỏi là trường hợp như vậy ai sẽ là người chịu trách nhiệm về sự việc của tôi. Và cho tôi hỏi là sau khi bắt đầu nghỉ sinh thì trong bao lâu thì bắt buộc phải nộp hồ sơ sinh con để được hưởng chế độ thai sản. Cảm ơn!


Luật sư Tư vấn Luật bảo hiểm xã hội – Gọi 1900.0191

Dựa trên thông tin được cung cấp và căn cứ vào các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, các cam kết, thỏa thuận quốc tế được ký kết nhân danh Nhà nước, Chính phủ Việt Nam.

1./ Thời điểm tư vấn: 30/12/2018

2./ Cơ sở Pháp Luật điều chỉnh vấn đề chế độ thai sản

  • Luật bảo hiểm xã hộ 2014
  • Bộ luật lao động 2012
  • Thông tư 59/2015/TT-BLDTBXH hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc

3./ Luật sư trả lời Sau bao lâu từ khi nghỉ việc phải nộp hồ sơ hưởng chế độ thai sản?

Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội.

Về việc công ty tự động cho bạn thôi việc:

Căn cứ Khoản 4 Điều 39 Bộ luật lao động 2012 về Trường hợp người sử dụng lao động không được thực hiện quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động quy định như sau:

“Người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.”

Theo đó, công ty không được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với trường hợp bạn nghỉ hưởng chế độ thai sản nếu bạn không có đơn xin nghỉ việc hoặc hai bên có thỏa thuận về việc chấm dứt hợp đồng lao động. Trong trường hợp này bạn có quyền yêu cầu công ty phải nhận bạn trở lại làm việc đến khi hết hạn hợp đồng và phải bồi thường thiệt hại do lỗi của công ty. Trường hợp công ty không giải quyết thì bạn có thể yêu cầu Thanh trả sở lao động – thương binh và xã hội giải quyết.

Về việc hưởng chế độ thai sản:

Căn cứ Khoản 1 Điều 9 Thông tư 59/2015/TT-BLDTBXH về Điều kiện hưởng chế độ thai sản:

“Điều kiện hưởng chế độ thai sản của lao động nữ sinh con, lao động nữ mang thai hộ, người mẹ nhờ mang thai hộ và người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 6 tháng tuổi được quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 31 của Luật bảo hiểm xã hội; khoản 3 Điều 3 và khoản 1 Điều 4 của Nghị định số 115/2015/NĐ-CP và được hướng dẫn cụ thể như sau:

1. Thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được xác định như sau:

a) Trường hợp sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi trước ngày 15 của tháng, thì tháng sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi không tính vào thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.

b) Trường hợp sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi từ ngày 15 trở đi của tháng và tháng đó có đóng bảo hiểm xã hội, thì tháng sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được tính vào thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi. Trường hợp tháng đó không đóng bảo hiểm xã hội thì thực hiện theo quy định tại điểm a khoản này.”

Theo đó, thời gian 12 tháng tính từ ngày bạn sinh mà bạn đóng bảo hiểm xã hộ từ đủ 6 tháng hoặc từ đủ 3 tháng trở lên trong trường hợp khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì bạn được hưởng chế đọ thai sản. Việc chấm dứt hợp đồng trước thời gian sinh nhưng bạn đáp ứng đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản thì vẫn được hưởng chế độ thai sản

Trong trường hợp này, công ty đã thông báo bạn nghỉ việc với cơ quan bảo hiểm xã hội vào tháng bạn nghỉ theo chế độ thai sản. Dù tháng nghỉ sinh bạn không đóng bảo hiểm xã hội nhưng trước đó ban đã đóng từ đủ 6 tháng trở lên hoặc từ đủ 3 tháng trở lên trong trường hợp khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thì bạn vẫn được hưởng chế độ thai sản.

Trong quá trình nghỉ dưỡng sinh theo chế độ thai sản bạn không phải đóng bảo hiểm.

Thời gian giải quyết hưởng chế độ thai sản là không quá 45 ngày kể từ ngày bạn đi làm trở lại phải nộp cho người sử dụng lao động, người sử dụng lao động có trách nhiệm nộp cho cơ quan bảo hiểm, trường hợp bạn chấm dứt hợp đồng lao động trước khi nghỉ theo chế độ thì nộp trực tiếp cho cơ quan bảo hiểm xã hội nơi cư trú.

Hồ sơ gồm:

– Bản sao giấy khai sinh hoặc bản sao giấy chứng sinh của con

– Giấy xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc lao động nữ phải nghỉ việc để dưỡng thai (nếu có)

– Xuất trình sổ bảo hiểm (trong trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động)

Như vậy, việc bạn không đóng bảo hiểm trong thời gian nghỉ sinh nhưng trước đó bạn đã đóng đủ theo quy định của luật thì bạn được quyền hưởng chế độ thai sản.

Với những tư vấn trên, Công ty Luật LVN mong rằng đã có thể giải đáp được nhu cầu của quý khách, nếu quý khách vẫn còn chưa rõ hoặc có thông tin mới với trường hợp này, quý khách có thể liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật Miễn phí số: 1900.0191 để được Luật sư hỗ trợ ngay lập tức.

1900.0191