Sử dụng tài sản chung để vay tiền tham gia đầu tư dự án

Sử dụng tài sản chung để vay tiền tham gia đầu tư dự án

 

 

Tôi đã dùng tiền để đầu tư dự án; sau đó nghe lời chủ đầu tư, tôi đem tài sản đi thế chấp vay tiền để đầu tư tiếp. Người cho tôi vay tiền là người do chủ đầu tư giới thiệu. Chủ đầu tư viết giấy cam kết sau 60 ngày sẽ trả số tiền gốc+lãi và hợp đồng trên sẽ bị huỷ. Nhưng quá hạn chủ đầu tư thì mất liên lạc còn người cho vay kiện tôi ra toà. Vậy đây có phải là âm mưu của hai người này bày ra để hãm hại tôi không? Tài sản là công cụ để kinh doanh, là miếng cơm manh áo của cả gia đình tôi, các con tôi đã trưởng thành cùng đóng góp công sức từ rất lâu vậy có được công nhận là tài sản chung không? Tôi muốn tố cáo hành vi của họ thì phải làm sao?

 

Gửi bởi: Tran minh duc

Trả lời có tính chất tham khảo

1. Về việc tài sản có phải là tài sản chung của gia đình bạn không?

Mặc dù bạn cung cấp thông tin rằng tài sản là “miếng cơm manh áo” của gia đình bạn, do các con cùng đóng góp công sức nhưng bạn không nêu rõ tài sản là gì (nhà đất, ô tô, xe máy…), cũng không nêu giấy tờ chứng minh quyền sở hữu/sử dụng tài sản (nếu có) ghi nhận như thế nào. Để xác định tài sản có phải là tài sản chung của gia đình bạn hay không, bạn cần căn cứ vào:

(i) Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu/sử dụng tài sản (Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà ở, đăng ký xe ô tô…) ghi tên ai? Tên cá nhân hay tên hộ gia đình?

(ii) Quy định của pháp luật về tài sản chung của hộ gia đình: Tài sản chung của hộ gia đình gồm quyền sử dụng đất, quyền sử dụng rừng, rừng trồng của hộ gia đình, tài sản do các thành viên đóng góp, cùng nhau tạo lập nên hoặc được tặng cho chung, được thừa kế chung và các tài sản khác mà các thành viên thỏa thuận là tài sản chung của hộ (Ðiều 108 Bộ luật dân sự).

Sau khi xác định định được tài sản mà bạn nêu là tài sản chung của hộ gia đình hay là tài sản riêng của cá nhân thì bạn có thể xác định được quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt đối với tài sản đó.

Nếu là tài sản chung của hộ gia đình thì việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung được thực hiện như sau:

– Các thành viên của hộ gia đình chiếm hữu và sử dụng tài sản chung của hộ theo phương thức thỏa thuận.

– Việc định đoạt tài sản là tư liệu sản xuất, tài sản chung có giá trị lớn của hộ gia đình phải được các thành viên từ đủ mười lăm tuổi trở lên đồng ý; đối với các loại tài sản chung khác phải được đa số thành viên từ đủ mười lăm tuổi trở lên đồng ý.

Nếu đó là tài sản riêng của cá nhân bạn thì bạn có toàn quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt đối với tài sản mà không cần phải có sự đồng ý của các thành viên hộ gia đình.

2. Về việc tố cáo hành vi của chủ đầu tư và bên cho vay.

Nếu bạn có căn cứ cho rằng chủ đầu tư và bên cho vay đã câu kết với nhau để lừa đảo chiếm đoạt tài sản của bạn thì bạn có quyền gửi đơn đến cơ quan có thẩm quyền (cơ quan công an, tòa án…) để tố cáo hành vi đó và yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Các văn bản liên quan:

Bộ luật 33/2005/QH11 Dân sự

Tham khảo thêm:

1900.0191