Tai nạn giao thông và trách nhiệm của chủ xe, lái xe

Câu hỏi của khách hàng: Tai nạn giao thông và trách nhiệm của chủ xe, lái xe

Xin chào tất cả mọi người!

E nhờ mọi người tư vấn giúp TH ntn:

Trước tết,khoảng 5h sáng bố e đi xe máy chở 2 tải khoai vừa phải,dừng sát bên phải,chỗ đê bê tông đó.và xuống khỏi xe rồi,đang rút chìa khoá. Thì bị xe tải kia đâm vào, kéo rê 17m, nhưng may mắn bố e chỉ bị thương phần gót chân,nhưng điều trị khá lâu.

Đường có đèn cao áp.

Lái xe xuống nói do Ngủ Gật.

Và cũng cùng nhà e đưa bố đi cấp cứu, nhưng đây là lái xe thuê,chủ xe là người khác.
Nhưng e thấy hình như lái xe giao hết phần đền bù và giải quyết cho chủ xe, mà e thấy chủ xe họ khá rắn, kì kèo mấy lần mới tạm ứng trc cho nhà e đc 15tr (có ghi giấy biên nhận)

Và hình như họ đã lo lót công an để đưa xe ra trước.

E muốn hỏi mọi người mấy vấn đề sau:

  1. Lái xe hay chủ xe là người phải bồi thường?
  2. Việc chủ xe đưa xe ra trước có đúng pháp luật ko?
  3. Nếu 2 bên ko thoả thuận được, thì e ra toà yêu cầu bồi thường được những gì,và khoảng bao nhiêu?
  4. Án phí cho toà án bên nào sẽ phải chịu và hết nhiều ko?
  5. Chi phí thuê luật sư cho 1 vụ như thế tốn khoảng bao nhiêu a?
  6. Đi viện bói e có bảo hiểm,thì có nên sử dụng bảo hiểm ko?
  7. Trường hợp này nhà e nên giải quyết thế nào cho hợp lí mà ko bị thiệt thòi quá ạ?

E cảm ơn!


Luật sư Tư vấn  – Gọi 1900.0191

Dựa trên thông tin được cung cấp và căn cứ vào các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, các cam kết, thỏa thuận quốc tế được ký kết nhân danh Nhà nước, Chính phủ Việt Nam.

1./ Thời điểm tư vấn: 14/10/2019

2./ Cơ sở Pháp Luật điều chỉnh

Bộ Luật Dân sự 2015

3./ Luật sư trả lời

1. Người phải bồi thường ở đây do lái xe và chủ xe tự thỏa thuận trong hợp đồng lái xe của họ. Chủ xe sẽ bồi thường trước cho bạn để đảm bảo nguyên tắc bồi thường kịp thời.

Điều 585. Nguyên tắc bồi thường thiệt hại

1. Thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thoả thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.”

2. Việc chủ xe đưa xe ra trước phù hợp với quy định tại Điều 15 Nghị định 115/2013/NĐ-CP quy định về quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ, tịch thu theo thủ tục hành chính

“Điều 15. Đặt tiền bảo lãnh phương tiện giao thông bị tạm giữ theo thủ tục hành chính

  1. Trường hợp được đặt tiền bảo lãnh phương tiện giao thông bị tạm giữ theo thủ tục hành chính thực hiện theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 14 Nghị định này.
  2. Người có thẩm quyền tạm giữ phương tiện giao thông vi phạm hành chính có thẩm quyền quyết định cho tổ chức, cá nhân đặt tiền bảo lãnh phương tiện giao thông đó.
  3. Thủ tục và mức tiền đặt bảo lãnh:

a) Tổ chức, cá nhân đặt tiền bảo lãnh cho người có thẩm quyền tạm giữ phương tiện. Mức tiền đặt bảo lãnh ít nhất phải bằng mức tiền phạt tối đa của khung tiền phạt quy định cho hành vi vi phạm. Tiền đặt bảo lãnh được trả lại cho tổ chức, cá nhân đặt bảo lãnh sau khi tổ chức, cá nhân vi phạm đã chấp hành xong quyết định xử phạt.

Việc đặt tiền bảo lãnh và trả lại số tiền đó phải được lập biên bản. Biên bản được lập thành hai bản, một bản giao cho tổ chức, cá nhân đặt tiền bảo lãnh;

b) Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày hết thời hạn chấp hành quyết định xử phạt mà tổ chức, cá nhân không chấp hành quyết định xử phạt thì số tiền đặt bảo lãnh được chuyển thành số tiền xử phạt; trường hợp số tiền đặt bảo lãnh lớn hơn số tiền xử phạt thì phần còn lại của số tiền đặt bảo lãnh sau khi trừ số tiền xử phạt được trả lại cho tổ chức, cá nhân đặt bảo lãnh.”

3. Nếu 2 bên không thoả thuận được, thì khi ra Tòa bạn có thể yêu cầu bồi thường tiền viện phí, tiền chăm sóc nạn nhân trong thời gian nằm viện, tiền bồi thường khi không thể tiếp tục công việc trong một khoản thời gian… Mức tiền do gia đình bạn tự do ước lượng và Tòa chỉ chấp nhận mức bồi thường phù hợp nhất.

4. Bên có yêu cầu giải quyết tại Tòa phải nộp tiền tạm ứng lệ phí khi theo quy định tại Khoản 2 Điều 146 BLDS 2015:

Điều 146. Nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng án phí, tiền tạm ứng lệ phí

2. Người nộp đơn yêu cầu Tòa án giải quyết việc dân sự phải nộp tiền tạm ứng lệ phí giải quyết việc dân sự đó, trừ trường hợp được miễn hoặc không phải nộp tiền tạm ứng lệ phí.

Số tiền lệ phí phải nộp là 200.000đ được quy định tại Phần 1 Mục II Pháp lệnh số 10/2009/UBTVQH12 về án phí, lệ phí tòa án

5. Mỗi văn phòng luật sẽ có một chi phí thuê luật sư riêng tùy từng văn phòng.

6. Khi đi viện, bạn nên sử dụng bảo hiểm để giảm bớt tiền viện phí.

7. Gia đình bạn nên thỏa thuận với bên gây thiệt hại về chi phí bồi thường hợp lí cho cả hai bên để không phải phụ thuộc vào Tòa dễ mất thời gian, có thể gây trái ý muốn.

Với những tư vấn trên, Công ty Luật LVN mong rằng đã có thể giải đáp được nhu cầu của quý khách, nếu quý khách vẫn còn chưa rõ hoặc có thông tin mới với trường hợp này, quý khách có thể liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật Miễn phí số: 1900.0191 để được Luật sư hỗ trợ ngay lập tức.

1900.0191