Thế nào là không hợp tác khi khám sức khỏe nghĩa vụ

Câu hỏi được gửi từ khách hàng:Thế nào là không hợp tác khi khám sức khỏe nghĩa vụ

Em năm nay 18 tuổi, đây là năm đầu em đi khám nghĩa vụ quân sự mọi thứ đều ổn cả nhưng mà em bị cận đo thử hết tất cả các loại mắt kính cũng chỉ nhìn được dòng 3-4 từ trên (to xuống thôi) “em bị cận từ năm cuối lớp 6 bố mẹ em cũng không biết nên em chưa đi khám mắt ” người ta cứ bắt em thử đi thử lại mắt kính khác. cái nặng thì em không thấy chữ to nhất luôn , cái nhẹ thì , vừa thì em đọc được đến dòng 3-4 thôi người ta bảo là bao giờ em đọc được dòng thứ 10 mới thôi . em bị giữ lại 7h sáng 4h chiều thử đi thử lại sau mắt em đeo kính cũng mờ hơn , không thấy rõ chữ nữa. cuối cùng người ta ghi là em không hợp tác. với có chú cư xử với cháu không đáng là bằng tuổi ông cháu . cháu rất không hài lòng. cháu muốn hỏi chú là bị ghi kết quả ” không hợp tác ” có bị sao không trước lúc cháu về thì cái chú không xứng đáng bằng tuổi ông cháu nói ” cứ ghi nó không hợp tác có gì tôi chịu “


Luật sư Tư vấn Luật khiếu nại – Gọi 1900.0191

Dựa trên những thông tin được cung cấp và căn cứ vào các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, các cam kết, thỏa thuận quốc tế được ký kết nhân danh Nhà nước, Chính phủ Việt Nam. Chúng tôi đưa ra trả lời như sau:

1./ Thời điểm pháp lý

Ngày 03 tháng 07 năm 2018

2./ Cơ sở Pháp Luật liên quan tới vấn đề Không hợp tác khi khám sức khỏe nghĩa vụ

  • Luật nghĩa vụ quân sự 2015
  • Luật khiếu nại 2011
  • Nghị định 120/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu

3./ Luật sư tư vấn

Mọi công dân khi có giấy yêu cầu khám nghĩa vụ quân sự đều phải thực hiện nghĩa vụ này. Hiện nay, pháp luật không có quy định về việc không hợp tác khi khám sức khỏe để tham gia nghĩa vụ quân sự. Tuy nhiên, khi phát hiện, chứng minh được bạn có hành vi chống đối nhằm cố tình làm sai lệch kết quả khám, người làm công tác khám sức khỏe có quyền ghi chú trong giấy khám sức khỏe rằng bạn không hợp tác trong quá trình khám sức khỏe. Bạn có thể bị xử phạt vi phạm hành chính căn cứ theo Khoản 2 Điều 6 Nghị định 120/2013/NĐ-CP như sau:

“ 2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:

a) Người khám sức khỏe gian dối làm sai lệch kết quả phân loại sức khỏe của mình nhằm trốn tránh nghĩa vụ quân sự;

b) Đưa tiền hoặc các lợi ích vật chất khác cho cán bộ, nhân viên y tế để làm sai lệch kết quả phân loại sức khỏe của người khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự;

c) Cán bộ, nhân viên y tế cố ý làm sai lệch các yếu tố về sức khỏe của người khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự.

Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc thực hiện kiểm tra hoặc khám sức khỏe theo kế hoạch của Hội đồng nghĩa vụ quân sự đối với hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này;

b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp mà cán bộ, nhân viên y tế có được đối với hành vi quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều này;

c) Buộc thực hiện lại việc khám sức khỏe đối với người được khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự quy định tại Điểm a, Điểm b, Điểm c Khoản 2 Điều này.”

Trường hợp, bạn có lý do chính đáng không thể hoàn thành phần khám thị lực nêu trên, bạn có quyền làm đơn khiếu nại hành vi hành chính của người thực hiện khám sức khỏe đến Thủ trưởng cơ quan nơi người này công tác. Đồng thời, bạn phải gửi kèm chứng cứ chứng minh hành vi của mình là có lý do chính đáng như: giấy khám thị lực của bệnh viện.

Như vậy, trường hợp này, bạn nên đến cơ sở y tế để thực hiện khám thị lực để chứng minh kết quả khám hợp lý với việc không thể đọc được các chữ trên bảng đo thị lực tại cơ quan khám nghĩa vụ quân sự, sau đó, thực hiện thủ tục khiếu nại nêu trên.

Với những tư vấn về câu hỏi Thế nào là không hợp tác khi khám sức khỏe nghĩa vụ, Công ty Luật LVN mong rằng đã có thể giải đáp được nhu cầu của quý khách, nếu quý khách vẫn còn chưa rõ hoặc có thông tin mới với trường hợp trên, quý khách có thể liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật Miễn phí số: 1900.0191 để được Luật sư hỗ trợ ngay lập tức.

Bài liên quan:

1900.0191