Tội Cưỡng đoạt tài sản mà nạn nhân rút đơn có hết tội

Câu hỏi được gửi từ khách hàng: Tội Cưỡng đoạt tài sản mà nạn nhân rút đơn có hết tội?

Tôi phạm tội Cưỡng đoạt tài sản trị giá 40 triệu đồng theo kết luận của cơ quan công an, tuy đó tôi đã thỏa thuận bồi thường với gia đình bị hại và họ cũng đã đồng ý sẽ rút đơn không tố cáo tôi nữa, liệu như vậy rồi thì tôi có còn bị xét xử nữa không, có hết tội không hay là như thế nào ạ, xin cám ơn?


Tội Cưỡng đoạt tài sản mà nạn nhân rút đơn có hết tội
Tội Cưỡng đoạt tài sản mà nạn nhân rút đơn có hết tội

Luật sư Tư vấn Tội Cưỡng đoạt tài sản mà nạn nhân rút đơn có hết tội – Gọi 1900.0191

1./ Thời điểm xảy ra tình huống pháp lý

Ngày 6 tháng 12 năm 2017

2./ Cơ sở văn bản Pháp Luật áp dụng

  • Bộ luât Tố tụng Hình sự 2003
  • Bộ luật Hình sự 1999 sửa đổi, bổ sung 2009

3./ Luật sư trả lời

Căn cứ theo Điều 105 Bộ luật Hình sự 2003 quy định về các trường hợp khởi tố theo yêu cầu của người bị hại như sau:

“Điều 105. Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại

1.Những vụ án về các tội phạm được quy định tại khoản 1 các điều 104, 105, 106, 108, 109, 111, 113, 121, 122, 131 và 171 của Bộ luật hình sự chỉ được khởi tố khi có yêu cầu của người bị hại hoặc của người đại diện hợp pháp của người bị hại là người chưa thành niên, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất.”

Căn cứ Bộ luật Hình sự 1999 sửa đổi, bổ sung 2009 hiện hành, các tội phạm được liệt kê theo quy định trên bao gồm:

– Điều 104. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác

– Điều 105. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh

– Điều 106. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng

– Điều 108. Tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác

– Điều 109. Tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính

– Điều 111. Tội hiếp dâm

– Điều 113. Tội cưỡng dâm

– Điều 121. Tội làm nhục người khác

– Điều 122. Tội vu khống

– Điều 171. Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp

Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên, Tội cưỡng đoạt tài sản là tội phạm khởi tố không phụ thuộc vào yêu cầu của người bị hại, do đó, kể cả có đơn yêu cầu hay không có đơn yêu cầu của người bị hại hoặc người đại diện của bị hại thì người thực hiện hành vi phạm tội vẫn bị khởi tố nhằm mục đích đảm bảo pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo vệ các quyền tự do, cơ bản của con người. Tuy nhiên, nếu người bị hại có đơn xin yêu cầu giảm trách nhiệm hình sự cho người phạm tội và người phạm tội thực hiện việc khắc phục hậu quả theo quy định, thì căn cứ vào đó, Tòa án có thể quyết định hình phạt nhẹ hơn so với quy định pháp luật hiện hành.

Với những tư vấn trên, Công ty Luật LVN mong rằng đã giải đáp được nhu cầu của quý khách, nếu quý khách vẫn còn chưa rõ hoặc có thông tin mới với trường hợp này, quý khách có thể liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật Miễn phí số: 1900.0191 để được Luật sư hỗ trợ ngay lập tức.

Bài liên quan:

1900.0191