Xin hỏi gặp biển cấm vượt 125 và 126 thì xe máy có được vượt ô tô không ?

Câu hỏi được gửi từ khách hàng: Xin hỏi gặp biển cấm vượt 125 và 126 thì xe máy có được vượt ô tô không ?

Nay em bị Cảnh sát giao thông chặn đầu vì tội vượt ôtô. Anh ta bảo có biển cấm vượt. Vậy xe máy có được vượt ô tô ko? Vì nghe nói biển 125 này cấm các xe cơ giới vượt nhau, chỉ được vượt 2 bánh. Sau 1 hồi đôi co thi Cảnh sát giao thông cho em đi!


 

Luật sư Tư vấn Luật hành chính – Gọi 1900.0191

Dựa trên những thông tin được cung cấp và căn cứ vào các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, các cam kết, thỏa thuận quốc tế được ký kết nhân danh Nhà nước, Chính phủ Việt Nam. Chúng tôi đưa ra trả lời như sau:

1./ Thời điểm pháp lý

Ngày 12 tháng 06 năm 2018

2./ Cơ sở Pháp Luật liên quan tới vấn đề Biển báo cấm vượt P.125, P.126:

  • Luật giao thông đường bộ 2008
  • Quy chuẩn quốc gia QCVN 41:2016/BGTVT quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ.
  • Nghị định 46/2016/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt.

3./ Luật sư tư vấn

Khi đang tham gia giao thông, người điều khiển phương tiện có nhu cầu muốn vượt xe ngoài việc chú ý đến vạch kẻ đường, tình trạng đường, phương tiện đang di chuyển, thì cũng cần chú ý các loại biển báo được đặt trên đường. Theo hệ thống quy chuẩn báo hiệu đường bộ quy định tại QCVN 41:2016/BGTVT, biển báo chuẩn quy định về việc cấm vượt xe bao gồm: biển cấm vượt (P.125) và biển cấm xe ô tô tải vượt (P.126). Cụ thể:

Biển cấm P.125 có ý nghĩa:

– Cấm xe cơ giới vượt nhau

– Biển có hiệu lực cấm tất cả các loại xe cơ giới vượt nhau (kể cả xe được ưu tiên theo quy định) nhưng được phép vượt xe máy hai bánh, xe gắn máy.

– Biển hết hiệu lực cấm khi có biển số DP.133 “Hết cấm vượt” hoặc đến vị trí cắm biển số DP.135 “Hết tất cả các lệnh cấm” nếu đồng thời có nhiều biển cấm khác hết tác dụng.

Biển cấm P.126 có ý nghĩa:

– Để cấm các loại xe ôtô tải vượt các loại xe cơ giới khác

– Biển có hiệu lực cấm các loại ôtô tải có khối lượng chuyên chở (theo giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ) lớn hơn 3.500 kg kể cả xe được ưu tiên theo quy định vượt xe cơ giới khác. Được phép vượt xe máy hai bánh, xe gắn máy.

– Biển không có giá trị cấm các loại xe cơ giới vượt nhau và vượt ôtô tải

– Biển hết hiệu lực cấm khi có biển số DP.133 “Hết cấm vượt” hoặc đến vị trí cắm biển số P.135 “Hết tất cả các lệnh cấm” nếu đồng thời có nhiều biển cấm khác hết tác dụng.

Như vậy, biển cấm P.126 chỉ áp dụng đối với các loại xe tải có khối lượng chuyên chở trên 3.500kg, còn biển P.125 áp dụng cho tất cả các loại xe cơ giới. Do đó, khi gặp biển cấm P.125, dù là bất kì loại xe gì, anh/chị cũng không được phép vượt xe cho đến khi gặp biển DP.133 hoặc DP.135.

Căn cứ Điểm c Khoản 5 Điều 6 Nghị định 46/2016/NĐ-CP quy định về xử phạt người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ:

“5. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

c) Vượt xe trong những trường hợp cấm vượt, trừ các hành vi vi phạm quy định tại Điểm h Khoản 4 Điều này

Như vậy, khi gặp biển P.125, nếu người điều khiển xe máy vẫn cố tình vượt các loại xe cơ giới khác thì sẽ bị xử phạt hành chính từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng và có thể kèm theo một số hình phạt bổ sung khác như: tạm giữ giấy tờ, phương tiện giao thông,…

Với những tư vấn về câu hỏi Xin hỏi gặp biển cấm vượt 125 và 126 thì xe máy có được vượt ô tô không ?, Công ty Luật LVN mong rằng đã có thể giải đáp được nhu cầu của quý khách, nếu quý khách vẫn còn chưa rõ hoặc có thông tin mới với trường hợp trên, quý khách có thể liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật Miễn phí số: 1900.0191 để được Luật sư hỗ trợ ngay lập tức.

Bài liên quan:

1900.0191