Xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm

Cơ quan ban hành UBND thành phố Hà Nội
Số hồ sơ T-HNO-263142-TT
Lĩnh vực
  • Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Cách thức thực hiện
Qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp
Thời hạn giải quyết Trong thời gian 03 ngày làm việc, kể từ ngày tham gia đánh giá (ngày kiểm tra) cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm cấp giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm
Đối tượng thực hiện
  • Chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm
Cơ quan trực tiếp thực hiện
  • Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Địa chỉ tiếp nhận hồ sơ Không có thông tin
Kết quả thực hiện Giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm được cấp cho chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm (thời hạn hiệu lực của kết quả: 03 năm kể từ ngày cấp).
Cơ quan có thẩm quyền quyết định Không có thông tin
Cơ quan được ủy quyền Không có thông tin
Cơ quan phối hợp Không có thông tin
Lệ phí
STT Mức phí Mô tả
0 30.000 biểu số 1 ban hành kèm theo Thông tư số 149/2013/TT-BTC ngày 29/10/2013 của Bộ Tài chính (đ/người/lần cấp)
Văn bản quy định phí, lệ phí
Tên văn bản Trích yếu
Thông tư 149/2013/TT-BTC Quy định mức thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm
Tình trạng hiệu lực Còn hiệu lực
Ngày có hiệu lực Không có thông tin
Ngày hết hiệu lực Không có thông tin
Phạm vi áp dụng Toàn thành phố

 

Trình tự thực hiện

a. Trình tự thực hiện:

a.1. Bước 1: Chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm có trách nhiệm gửi một bộ hồ sơ đề nghị cấp Giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm đến Bộ phận một cửa Cơ quan được phân công theo Quyết định  2582/QĐ-UBND ngày 05/6/2015 của UBND Thành phố, cụ thể như sau:

* Cơ sở có giấy đăng ký kinh doanh do Sở Kế hoạch đầu tư cấp và cơ sở do Bộ Nông nghiệp và PTNT phân cấp đóng trên địa bàn Thành phố.

– Chi cục Bảo vệ thực vật xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm sản phẩm có nguồn gốc thực vật: Trồng trọt (kể cả hoạt động sơ chế được thực hiện tại cơ sở trồng trọt).

– Chi Cục Thú y xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm sản phẩm có nguồn gốc động vật: Chăn nuôi, Giết mổ, sơ chế, cơ sở kinh doanh, lưu thông, tiêu thụ.

– Chi cục Thủy sản xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm sản phẩm có nguồn gốc thủy sản: Nuôi trồng thủy sản.

– Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản – thủy sản xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm:

+ Sản phẩm trồng trọt: Sơ chế chế biến độc lập, lưu thông, tiêu thụ (chợ đầu mối, chợ đấu giá, cơ sở chuyên doanh, phương tiện vận chuyển độc lập)

+ Sản phẩm chăn nuôi: Chế biến (giò, chả, thịt hộp, hàng khô, hun khói, ướp muối).

+ Sản phẩm thủy sản: Sơ chế, chế biến, lưu thông, tiêu thụ (chợ đầu mối, chợ đấu giá, cơ sở chuyên doanh, phương tiện vận chuyển độc lập).

+ Sản phẩm muối ăn: Sản xuất, sơ chế, chế biến, bao gói, tiêu thụ trong nước.

+ Sản phẩm hỗn hợp, phối chế (thực vật, động vật, thủy sản): Sơ chế, chế biến, kho lạnh bảo quản nông lâm thủy sản, cơ sở sản xuất vật liệu bao gói gắn với cơ sở sản xuất nông lâm thủy sản, lưu thông, tiêu thụ, xuất nhập khẩu, nước đá dùng cho bảo quản, chế biến nông lâm thủy sản.

* Cơ sở có giấy đăng ký kinh doanh do quận, huyện, thị xã cấp:

– Phòng kinh tế xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm: Chuỗi thực phẩm Trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, muối ăn, sản phẩm hỗn hợp, phối chế (thực vật, động vật, thủy sản);  bao gồm:  Cơ sở sản xuất, giết mổ, sơ chế, chế biến, bao gói, tiêu thụ, kho lạnh bảo quản nông lâm thủy sản.

– UBND cấp xã, phường, thị trấn xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm: chuỗi thực phẩm Trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, muối ăn, thực phẩm hỗn hợp, phối chế (thực vật, động vật, thủy sản);  bao gồm:

lưu thông, kinh doanh, tiêu thụ (chợ đầu mối, chợ đấu giá, cơ sở chuyên doanh, phương tiện vận chuyển độc lập, cơ sở kinh doanh).

a.2. Bước 2: Trong thời gian 10 ngày làm việc, kể từ khi nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền lập kế hoạch để xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm và gửi thông báo thời gian tiến hành xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm cho tổ chức, cá nhân.

a.3. Bước 3. Kiểm tra kiến thức về an toàn thực phẩm bằng bộ câu hỏi đánh giá kiến thức về an toàn thực phẩm theo lĩnh vực quản lý.

a.4. Bước 4. Cấp giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm:

Giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm được cấp cho những người trả lời đúng 80% số câu hỏi trở lên ở mỗi phần câu hỏi kiến thức chung và câu hỏi kiến thức chuyên ngành.

 

Thành phần hồ sơ

c. Hồ sơ:

c.1. Đối với tổ chức:

– Đơn đề nghị xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm theo Mẫu số 01a quy định tại Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 13/2014/TTLT-BYT-BCT-BNNPTNT;

– Bản danh sách các đối tượng đề nghị xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm theo Mẫu số 01b quy định tại Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 13/2014/TTLT-BYT-BCT-BNNPTNT;

– Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hợp tác xã (có dấu xác nhận của tổ chức);

c.2. Đối với cá nhân:

– Đơn đề nghị xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm theo Mẫu số 01a quy định tại Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 13/2014/TTLT-BYT-BCT-BNNPTNT;

– Bản sao giấy chứng minh thư nhân dân;

Số bộ hồ sơ 01 bộ
Mẫu đơn, mẫu tờ khai
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai Văn bản quy định

Tham khảo thêm:

1900.0191