Các quy định pháp luật về người bị hại trong TTHS?

Câu trả lời mang tính chất tham khảo:

Sau khi BLTTHS năm 2003 được ban hành đã đảm bảo tốt hơn quyền lợi và nghĩa vụ của người bị hại. Tuy nhiên hiện nay các quy định về quyền và nghĩa vụ của người bị hại cũng bộc lộ nhiều điểm hạn chế.

1. Làm sáng tỏ hơn khái niệm người bị hại

Hiện nay pháp luật chỉ quy định người bị hại là con người cụ thể còn tổ chức, pháp nhân bị tội phạm trực tiếp xâm hại chỉ tham gia với tư cách là nguyên đơn dân sự. Quy định như vậy là hạn chế chủ thể trong khái niệm người bị hại. Bởi vì trong thực tiễn, pháp nhân tổ chức cũng có thể bị thiệt hại cả về vật chất và tinh thần. Pháp luật hiện hành quy định tổ chức, pháp nhân bị tội phạm xâm hại thì tham gia tố tụng với tư cách là nguyên đơn dân sự. như vậy thì không có sự phân biệt là kẻ phạm tội trực tiếp hay gián tiếp xâm hại.

Từ lập luận trên có thể đề xuất khái niệm người bị hại như sau: người bị hại là cá nhân cơ quan tổ chức bị thiệt hại về vật chất, tinh thần, tài sản do tội phạm gây ra.

2. Sửa đổi và bổ sung các quy định liên quan đến đại diện hợp pháp của người bị hại

Khoản 2 điều 51 BLTTHS quy định “ người bị hại hoặc đại diện hợp pháp của họ có quyền…” như vậy có thể hiểu là trong một vụ án có sự tham gia của đại diện hợp pháp của người bị hại thì chỉ một trong hai người ( người bị hại hoặc đại diện hợp pháp của người bị hại) có các quyền quy định tại khoản 2 điều 51. Như vậy là chưa hợp lý vì dù việc tham gia tố tụng của những người này đều có chung mục đích là bảo vệ quyền lợi của người bị hại nhưng các tư cách tố tụng đó lại có tính độc lập tương đối. người bị hại có những hạn chế nhất định khi tham gia tố tụng nên phải cần đến người đại diện hợp pháp. Tuy nhiên dù có sự tham gia của người đại diện hợp pháp thì người bị hại vẫn có quyền độc lập của mình với tư cách tố tụng đã được pháp luật xác định. Vì vậy nhà làm luật dùng từ “ hoặc” chưa thực sự chính xác.

Cần sửa đổi khoản 2 điều 51 BLTTHS năm 2003 như sau: “ người bị hại và đại diện hợp pháp của họ có quyền…”

Tại điều 51 BLTTHS năm 2003 chỉ mới quy định về trường hợp người bị hại chết mà chưa có quy định về trường hợp người bị hại mất tích. Nếu trong trường hợp người bị hại mất tích thì đại diện hợp pháp của họ có được tham gia tố tụng và thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người bị hại không? Để kịp thời giải quyết vụ án cũng như quyền và lợi ích hợp pháp của người bị hại và gia đình họ thì cần quy định cho người đại diện hợp pháp của người bị hại bị mất tích có các quyền của người bị hại.

3. Bổ sung các quy định liên quan đến quyền khởi tố vụ án theo yêu cầu của người bị hại

Tại khoản 1 điều 105 thì chủ thể có quyền yêu cầu khởi tố vụ án hình sự chỉ có thể là người bị hại hoặc đại diện hợp pháp của người bị hại là người chưa thành niên,người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất. như vậy, người đại diện hợp pháp của người bị hại trong trường hợp người bị hại chết cũng không có quyền yêu cầu khởi tố vụ án hình sự vì thế không đảm bảo được quyền lợi của họ. vì thế có thể bổ sung khoản 1 điều 105 BLTTHS năm 2003 như sau: “những vụ án về các tội phạm quy định tại… chỉ được khởi tố khi có yêu cầu của người bị hại hoặc đại diện hợp pháp của người bị hại trong trường hợp người bị hại chết, người bị hại chưa thành niên, người có nhược điểm về tâm thần, thể chất.”

Trên thực tế còn tồn tại người bị hại là người chưa thành niên, người có nhược điểm về thể chất tinh thần nhưng không có người đại diện hợp pháp. Ví dụ như trẻ em lang thang cơ nhỡ…khi bị xâm hại thì họ không thể làm đơn yêu cầu khởi tố vì pháp luật không quy định nên không thể bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Vì thế pháp luật nên quy định thêm người có quyền yêu cầu khởi tố vụ án là tổ chức xã hội cưu mang người bị hại.

Bên cạnh đó pháp luật cần bổ sung thêm quy định về quyền chủ động khởi tố của cơ quan điều tra. Vì trong nhiều trường hợp người bị hại rất muốn yêu cầu khởi tố vụ án nhưng bị đe dọa nên không dám yêu cầu khởi tố trong khi theo khoản 1 điều 105 BLTTHS thì yêu cầu khởi tố hay không là phụ thuộc vào ý chí của người bị hại.

Vì lý do trên nên bổ sung khoản 1 điều 105 BLTTHS như sau: “trong trường hợp có căn cứ xác định người bị hại bị cưỡng bức, ép buộc làm cho họ không thể yêu cầu khởi tố vụ án hình sự thì cơ quan điều tra vẫn có thể ra quyết định khởi tố vụ án”

4. Quy định về rút yêu cầu khởi tố vụ án khi vụ án có nhiều bị can, bị cáo

Khoản 2 điều 105 BLTTHS quy định : “ trong trường hợp người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu trước ngày mở phiên tòa so thẩm thì vụ án phải được đình chỉ”. Tuy nhiên vấn đề đặt ra là đối với những vụ án được khởi tố theo yêu cầu của người bị hại mà có nhiều bị can, bị cáo và người bị hại chỉ rút yêu cầu với một hoặc một số bị can, bị cáo mà không phải tất cả bị can, bị cáo thì giải quyết như thế nào? Nếu cứ tiếp tục tiến hành tố tụng với những bị can, bị cáo còn lại thì không đảm bảo được tính bình đẳng giữa các bị can, bị cáo trong cùng một vụ án và không đảm bảo được tính nghiêm minh của pháp luật.

Vì vậy khoản 2 điều 105 BLTTHS có thể được bổ sung như sau: “ trong trường hợp vụ án có nhiều bị can bị cáo nếu người yêu cầu khởi tố rút yêu cầu đối với một hoặc một số bị can bị cáo thì không tiến hành tố tụng với các bị can, bị cáo còn lại và vụ án phải được đình chỉ”

5. Bổ sung quy định về quyền kháng cáo của người bị hại và đại diện hợp pháp của người bị hại

Điểm e khoản 2 điều 51 BLTTHS quy định: “ người bị hại có quyền kháng cáo bản án, quyết định của Toà án về phần bồi thường cũng như về hình phạt đối với bị cáo.” Như vậy quy định này chỉ cho phép người bị hại kháng cáo trong phạm vi phần bồi thường và phần hình phạt. phần dân sự cũng như các vấn đề liên quan đến tội danh, khung hình phạt..nếu không đồng tình với quyết định của tòa án thì người bị hại không có quyền kháng cáo. Trong khi đó điều 231 BLTTHS lại quy định : “Bị cáo, người bị hại, người đại diện hợp phápcủa họ có quyền kháng cáo bản án hoặc quyết định sơ thẩm.” theo quy định này thì người bị hại có quyền kháng cáo toàn bộ bản án sơ thẩm. điều này mâu thuẫn với quy định của điểm e khoản 2 điều 51 BLTTHS là chỉ giới hạn trong phần bồi thường thiệt hại và trong phần hình phạt. vấn đề đặt ra ở đây là khi gặp trường hợp như vậy cơ quan có thẩm quyền giải quyết như thế nào?

Do đó nên bổ sung khoản 2 điều 51 BLTTHS theo hướng người bị hại và đại diện hợp pháp của họ có quyền kháng cáo toàn bộ bản án, quyết định của tòa án nếu xét thấy quyết định của tòa án cấp sơ thẩm chưa chính xác ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình

6. Bổ sung về quyền tham gia phiên tòa và trình bày ý kiến tại phiên tòa.

Căn cứ vào điểm đ khoản 2 điều 51 BLTTHS thì người bị hại có quyền tham gia phiên tòa và trình bày ý kiến tại phiên tòa. Ngoài ra theo khoản 2 điều 207 BLTTHS năm 2003 thì : “ những người tham gia phiên tòa cũng có quyền đề nghị chủ tọa phiên tòa hỏi thêm về những tình tiết cần được sáng tỏ”. Theo bộ luật hiện hành người bị hại không có quyền trực tiếp đặt câu hỏi với bị can, bị cáo và những người tham gia tố tụng khác trong thủ tục xét hỏi mà chỉ có quyền đề nghị với chủ tọa phiên tòa hỏi thêm những tình tiết cần làm sáng tỏ. đề nghị này không biết được chủ tọa đồng ý hay không và nếu được chấp thuận thì chưa chắc đã đúng ý định của người bị hại.

Vì vậy có thể sửa đổi điểm đ khoản 2 điều 51 BLTTHS theo hướng người bị hại có quyền tham gia phiên tòa, trình bày ý kiến tại phiên tòa và đề nghị chủ tọa phiên tòa cho phép hỏi thêm hoặc đề nghị chủ tọa phiên tòa hỏi thêm về những tình tiết cần được sáng tỏ.

7. Bổ sung quy định về nghĩa vụ có mặt của người đại diện hợp pháp của người bị hại theo giấy triệu tập của cơ quan tiến hành tố tụng.

Khoản 5 điều 51 BLTTHS quy định : “ trong trường hợp người bị hại chết thì người đại diện hợp pháp của họ có những quyền được quy đinh tại điều này”. Như vậy có thể hiểu rằng người đại diện hợp pháp của người bị hại chỉ được hưởng quyền mà không phải gánh vác nghĩa vụ. như vậy là không hợp lý vì muốn được hưởng quyền lợi thì phải thực hiện những nghĩa vụ nhất định. Việc người bị hại phải có mặt theo giấy triệu tập của cơ quan tiến hành tố tụng là cần thiết và ảnh hưởng tới việc giải quyết vụ án. Do đó có thể bổ sung khoản 5 điều 51 như sau : “Trong trường hợp người bị hại chết thì người đại diện hợp pháp của họ có những quyền được quy định tại điều này và phải có mặt theo giấy triệu tập của cơ quan điều tra, viện kiểm sát, tòa án”

8. Bổ sung quy định về trường hợp người bị hại từ chối giám định mà không có lý do chính đáng thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự

Tại khoản 4 Điều 51 BLTTHS. Theo đó, “Người bị hại phải có mặt theo giấy triệu tập của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án; nếu từ chối khai báo mà không có lý do chính đáng thì có thể phải chịu trách nhiệm hình sự theo Điều 308 của Bộ luật hình sự.”. Như vậy, người bị hại có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi họ từ chối khai báo mà không có lý do chính đáng. Việc từ chối khai báo rõ ràng khác với việc từ chối giám định. Trong khi từ chối khai báo không nghiêm trọng bằng từ chối giám định bởi vì nếu người bị hại từ chối khai báo thì cơ quan, người tiến hành tố tụng có thể sử dụng tài liệu, chứng cứ từ các nguồn chứng cứ khác như lời khai của người tham gia tố tụng khác, vật chứng…, nhưng việc người bị hại từ chối giám định thì rõ ràng căn cứ để khởi tố vụ án không được đảm bảo, chưa nói đến việc không xử lý được trách nhiệm hình sự của người phạm tội. Cho nên, người bị hại từ chối khai báo thì có thể bị xem xét truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 308 Bộ luật Hình sự thì việc người bị hại thực hiện hành vi nguy hiểm hơn là từ chối giám định lại không thể xem xét truy cứu trách nhiệm hình sự là chưa phù hợp.

Vì vậy, theo cần bổ sung hành vi từ chối giám định của người bị hại vào Điều 308 Bộ luật Hình sự. ngoài ra khoản 4 điều 51 BLTTHS có thể sửa đổi bổ sung như sau: “Bị hại nếu từ chối hoặc trốn tránh việc khai báo, giám định, cung cấp tài liệu mà không có lý do chính đáng thì có thể phải chịu trách nhiệm hình sự theo Điều 308 của Bộ luật hình sự”

Văn bản tham khảo:

Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003

Tham khảo thêm:

1900.0191