Tai nạn trong hẻm do có rượu bia phân định thế nào?

Câu hỏi của khách hàng: Tai nạn trong hẻm do có rượu bia phân định đúng sai như thế nào?

Dạ mấy anh chị cho em hỏi là: Xe hơi đang chạy trong hẻm thì muốn quoẹ bên trái để vô hẻm, bật xi nhan đầy đủ, đang quoẹ gần vô tới con hẻm thì có chiếc xe máy chạy cùng chiều chạy khá nhanh để qua mặt xe hơi. Trong khi đó xe hơi quoẹ đầu xe gần tới hẻm, xe máy từ dưới chạy lên lách trước đầu xe hơi, bô xe máy có quoẹt vào đầu xe hơi, xe máy mất đà tông thẳng vào cột cổng nhà người dân nằm bất động. Người nhà xe hơi lái xe hơi chở người đi bệnh viện rồi chết vậy mấy anh anh chị cho em hỏi người lái xe hơi chịu hình phạt hay gì ko ạ. (mà người điều khiển xe máy có uống rượu bia nhiều)


Luật sư Tư vấn trực tuyến gọi 1900.0191

Dựa trên thông tin được cung cấp và căn cứ vào các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, các cam kết, thỏa thuận quốc tế được ký kết nhân danh Nhà nước, Chính phủ Việt Nam.

1./ Thời điểm tư vấn: 17/09/2019

2./ Cơ sở Pháp Luật điều chỉnh

  • Bộ Luật Hình sự 2015
  • Bộ Luật Dân sự 2015
  • Nghị định 46/2016/NĐ-CP

3./ Luật sư trả lời

Trường hợp 1: Lái xe hơi có hành vi dừng xe nhường đường trước khi xe máy di chuyển qua ô tô

Nếu lái xe hơi có hành vi như trên, chứng tỏ lái xe biết, có nhận thức được sự xuất hiện của xe máy cũng như sự nguy hiểm của hành vi vượt với tốc độ cao của xe máy, từ đó có hành vi ngăn chặn, phòng chống hậu quả có thể xảy ra.

Khi đó, việc xe máy bị va chạm dẫn đến tai nạn là do lỗi trực tiếp từ xe máy, do sử dụng rượu bia trước khi tham gia giao thông, di chuyển với tốc độ nhanh, không nhận thức được tính nguy hiểm nên không chú ý đến an toàn khi vượt xe hơi trong không gian hẹp (hẻm).

Trường hợp này, tài xế xe hơi không phải chịu trách nhiệm pháp luật

(Người nhà người lái xe máy có thể phải đền bù thiệt hại cho tài xế xe hơi)

Trường hợp 2: Lái xe hơi không có hành vi nhường đường cho xe máy khi xe máy di chuyển qua

Trong tình huống, xe máy di chuyển tới cùng chiều từ bên trái xe hơi (bên người lái), đồng thời khi đó xe hơi đang rẽ trái, do đó, người tài xế xe hơi có thể thấy và phải thấy xe máy đang di chuyển tới với tốc độ nhanh, có thể thấy trước sự nguy hiểm và hậu quả có thể xảy ra và có đủ điều kiện để ngăn chặn. Tuy nhiên, tài xế xe hơi không có hành vi ngăn chặn, phòng chống hậu quả đó (không dừng xe, không nhường đường), dẫn đến việc va chạm với bô xe máy, gây ra tai nạn. Vì vậy, tai nạn xảy ra có nguyên nhân trực tiếp từ hành vi của tài xế xe hơi, => lỗi của tài xế ô tô.

Theo điểm c, khoản 8, điều 5, Nghị định 46/2016/NĐ-CP: “8. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây: […] c) Không chú ý quan sát, điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định gây tai nạn giao thông; tránh, vượt không đúng quy định gây tai nạn giao thông hoặc không giữ khoảng cách an toàn giữa hai xe theo quy định gây tai nạn giao thông;”, tài xế xe hơi có thể bị phạt tiền từ 7tr – 8tr đồng.

Do tai nạn dẫn đến việc người lái xe máy chết, theo khoản 1 điều 128 Bộ Luật Hình sự 2015 “Điều 128. Tội vô ý làm chết người: 1. Người nào vô ý làm chết người, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.”, tài xế xe hơi có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 1 đến 5 năm tùy mức độ.

Bên cạnh đó, tài xế xe hơi có thể phải đền bù thiệt hại cho gia đình người lái xe máy.

Với những tư vấn trên, Công ty Luật LVN mong rằng đã có thể giải đáp được nhu cầu của quý khách, nếu quý khách vẫn còn chưa rõ hoặc có thông tin mới với trường hợp này, quý khách có thể liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật Miễn phí số: 1900.0191 để được Luật sư hỗ trợ ngay lập tức.

Tham khảo thêm:

1900.0191