Di chúc để lại tài sản thuộc sở hữu chung với người khác

Di chúc để lại tài sản thuộc sở hữu chung với người khác

 

 

Tài sản thuộc sở hữu chung của bố mẹ tôi. Khi bố mất không có để lại di chúc. Nay, mẹ tôi viết di chúc để lại toàn bộ tài sản đó cho em tôi như vậy có đúng không? Xin cám ơn.

 

Gửi bởi: Trần Tuấn Dương

Trả lời có tính chất tham khảo

Theo khoản 1 Điều 652 Bộ luật dân sự, di chúc được coi là hợp pháp phải có đủ các điều kiện sau đây:

– Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ hoặc cưỡng ép;

– Nội dung di chúc không trái pháp luật, đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của pháp luật.

Về mặt nội dung của di chúc, di chúc phải ghi rõ:

– Ngày, tháng, năm lập di chúc;

– Họ, tên và nơi cư trú của người lập di chúc;

– Họ, tên người, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản hoặc xác định rõ các điều kiện để cá nhân, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản;

– Di sản để lại và nơi có di sản;

– Việc chỉ định người thực hiện nghĩa vụ và nội dung của nghĩa vụ.

Đối với trường hợp của bạn, bạn cần chú ý tới nội dung về di sản trong di chúc do mẹ bạn lập. Ðiều 634 Bộ luật dân sự quy định: “Di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác”. Như vậy, tài sản thuộc quyền sở hữu chung của bố mẹ bạn nên khi lập di chúc, mẹ bạn có quyền định đoạt đối với phần tài sản của mình trong khối tài sản chung vợ chồng.

Bạn có thể đọc kỹ lại nội dung của di chúc để xác định xem mẹ bạn để lại di sản là phần tài sản thuộc sở hữu của mình hay là toàn bộ khối tài sản chung vợ chồng. Nếu mẹ bạn chỉ định đoạt phần tài sản thuộc quyền sở hữu của mẹ thì di chúc được coi là di chúc hợp pháp. Nhưng, nếu di chúc của mẹ bạn định đoạt cả phần tài sản thuộc quyền sở hữu của bố bạn thì phần di chúc đó sẽ không hợp pháp.

Các văn bản liên quan:

Bộ luật 33/2005/QH11 Dân sự

 

Tham khảo thêm:

1900.0191