Điều kiện của cá nhân hành nghề xây dựng độc lập

Câu hỏi được gửi từ khách hàng: Điều kiện của cá nhân hành nghề xây dựng độc lập?


Luật sư Tư vấn Luật Xây dựng – Gọi 1900.0191

Dựa trên những thông tin được cung cấp và căn cứ vào các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, các cam kết, thỏa thuận quốc tế được ký kết nhân danh Nhà nước, Chính phủ Việt Nam. Chúng tôi đưa ra trả lời như sau:

1./ Thời điểm pháp lý

Ngày 13 tháng 08 năm 2018

2./ Cơ sở Pháp Luật liên quan tới vấn đề Điều kiện của cá nhân hành nghề xây dựng độc lập

-Luật Xây dựng năm 2014;

-Nghị định số 59/2015/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng

3./ Luật sư tư vấn

Điều kiện của cá nhân hành nghề xây dựng độc lập theo quy định của pháp luật Việt Nam như sau:

Căn cứ Điều 158 Luật Xây dựng quy định về điều kiện của cá nhân hành nghề độc lập:

“Cá nhân hành nghề độc lập thiết kế quy hoạch xây dựng, khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng công trình, giám sát khảo sát xây dựng, giám sát thi công xây dựng công trình, định giá xây dựng phải đáp ứng các điều kiện sau:

1.Có đăng ký hoạt động các lĩnh vực phù hợp với nội dung hành nghề;

2.Có chứng chỉ hành nghề và năng lực phù hợp với công việc thực hiện.

Chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng của cá nhân trong lĩnh vực trên được chia thành hạng I, hạng II, hạng III và được quy định tại Mục 1 Chương IV Nghị định 59/2015/NĐ-CP, theo đó điều kiện chung để được cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng được quy định như sau:

-Có đủ năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật; có giấy phép cư trú tại Việt Nam đối với người nước ngoài và người Việt Nam định cư ở nước ngoài.

-Có trình độ chuyên môn được đào tạo, thời gian và kinh nghiệm tham gia công việc phù hợp với nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề như sau:

+Hạng I: Có trình độ đại học thuộc chuyên ngành phù hợp, có thời gian kinh nghiệm tham gia công việc phù hợp với nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề từ 7 (bảy) năm trở lên;

+Hạng II: Có trình độ đại học thuộc chuyên ngành phù hợp, có thời gian kinh nghiệm tham gia công việc phù hợp với nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề từ 5 (năm) năm trở lên;

+Hạng III: Có trình độ chuyên môn phù hợp, có thời gian kinh nghiệm tham gia công việc phù hợp với nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề từ 3 (ba) năm trở lên đối với cá nhân có trình độ đại học; từ 5 (năm) năm trở lên đối với cá nhân có trình độ cao đẳng hoặc trung cấp chuyên nghiệp.

-Đạt yêu cầu sát hạch về kinh nghiệm nghề nghiệp và kiến thức pháp luật liên quan đến lĩnh vực hành nghề.

Chứng chỉ nêu trên có những loại chứng chỉ sau: chứng chỉ hành nghề khảo sát xây dựng (Điều 46 Nghị định 59/2015/NĐ-CP), chứng chỉ hành nghề thiết kế quy hoạch xây dựng (Điều 47 Nghị định 59/2015/NĐ-CP), chứng chỉ hành nghề thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng (Điều 48 Nghị định 59/2015/NĐ-CP), chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng (Điều 49 Nghị định 59/2015/NĐ-CP), chứng chỉ hành nghề kiểm định xây dựng (Điều 50 Nghị định 59/2015/NĐ-CP), chứng chỉ hành nghề an toàn lao động trong xây dựng (Điều 51 Nghị định 59/2015/NĐ-CP), chứng chỉ hành nghề định giá xây dựng (Điều 52 Nghị định 59/2015/NĐ-CP).

Như vậy, cá nhân hành nghề xây dựng độc lập cần đáp ứng các điều kiện trên.

Với những tư vấn về câu hỏi Điều kiện của cá nhân hành nghề xây dựng độc lập, Công ty Luật LVN mong rằng đã có thể giải đáp được nhu cầu của quý khách, nếu quý khách vẫn còn chưa rõ hoặc có thông tin mới với trường hợp trên, quý khách có thể liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật Miễn phí số: 1900.0191 để được Luật sư hỗ trợ ngay lập tức.

Tham khảo thêm bài viết:

1900.0191