Hỗ trợ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng

Câu hỏi được gửi từ khách hàng: Hỗ trợ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng?


Luật sư Tư vấn Luật Việc làm – Gọi 1900.0191

Dựa trên những thông tin được cung cấp và căn cứ vào các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, các cam kết, thỏa thuận quốc tế được ký kết nhân danh Nhà nước, Chính phủ Việt Nam. Chúng tôi đưa ra trả lời như sau:

1./ Thời điểm pháp lý

Ngày 14 tháng 08 năm 2018

2./ Cơ sở Pháp Luật liên quan tới vấn đề Hỗ trợ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng

  • Luật số 38/2013/QH13 Luật Việc làm.
  • Nghị định 61/2015/NĐ-CP quy định về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và Quỹ quốc gia về việc làm.

3./ Luật sư tư vấn

Ngoài một số chính sách tín dụng ưu đãi tạo việc làm, hỗ trợ chuyển dịch việc làm đối với người lao động ở khu vực nông thôn, chính sách việc làm công thì việc hỗ trợ đưa người lao động đu làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng cũng là một trong những chính sách hỗ trợ của n hà nước cho người lao động, cụ thể:

Điều 20 Luật việc làm 2013 quy định hỗ trợ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng như sau:

“1. Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện cho người lao động có nhu cầu và khả năng đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

2.Người lao động là người dân tộc thiểu số; người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo hoặc hộ bị thu hồi đất nông nghiệp; thân nhân của người có công với cách mạng có nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng được Nhà nước hỗ trợ:

a) Học nghề, ngoại ngữ; hiểu biết phong tục tập quán, pháp luật của Việt Nam và nước tiếp nhận lao động;

b) Đào tạo, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để đáp ứng yêu cầu của nước tiếp nhận lao động;

c) Vay vốn với lãi suất ưu đãi.

3.Chính phủ quy định chi tiết chính sách hỗ trợ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Điều này.”

Cụ thể, về chính sách hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Người lao động là người dân tộc thiểu số; người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo hoặc hộ bị thu hồi đất nông nghiệp; thân nhân của người có công với cách mạng có nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng được hỗ trợ đào tạo nghề, ngoại ngữ, bồi dưỡng kiến thức cần thiết theo quy định tại khoản 1 Điều 10 nghị định 61/2015/NĐ-CP, được hỗ trợ chi phí làm thủ tục hộ chiếu, thị thực, khám sức khỏe, lý lịch tư pháp trước khi làm việc ở nước ngoài, được hỗ trợ giải quyết rủi ro trong thời gian làm việc ở nước ngoài, hỗ trợ chi phí đào tạo, nâng cao trình độ tay nghề trong trường hợp nước tiếp nhận yêu cầu theo quy định.

Theo quy định tại Điều 11 Nghị định 61/2015/NĐ-CP thì người lao động thuộc hộ nghèo, hộ bị thu hồi đất nông nghiệp và người lao động là người dân tộc thiểu số được vay vốn đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng từ Ngân hàng chính sách xã hội theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp người lao động thuộc hộ cận nghèo, người lao động là thân nhân của người có công với cách mạng được vay vốn đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng từ Quỹ quốc gia về việc làm theo quy định.

Căn cứ Điều 12 Nghị định 61/2015/NĐ-CP quy định việc hỗ trợ phát triển thị trường lao động ngoài nước thì việc hỗ trợ được thực hiện thông qua các hoạt động như nghiên cứu, khảo sát thị trường lao động ngời nước; quảng bá thông tin về nguồn lao động Việt Nam và xúc tiến phát triển thị trường lao động ngoài nước.

Cuối cùng là vấn đề về kinh phí thực hiện, theo Điều 13 nghị định 61/2015/NĐ-CP thì nguồn kinh phí để hỗ trợ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng được bố trí từ ngân sách nhà nước, trừ trường hợp người lao động thuộc hộ bị thu hồi đất nông nghiệp thì nguồn kinh phí hỗ trợ được bố trí theo các quy định của pháp luật về đất đai.

Như vậy, vấn đề hỗ trợ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng được pháp luật về việc làm quy định như trên.

Với những tư vấn về câu hỏi Hỗ trợ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, Công ty Luật LVN mong rằng đã có thể giải đáp được nhu cầu của quý khách, nếu quý khách vẫn còn chưa rõ hoặc có thông tin mới với trường hợp trên, quý khách có thể liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật Miễn phí số: 1900.0191 để được Luật sư hỗ trợ ngay lập tức.

Tham khảo thêm bài viết:

1900.0191