Làm sao để chứng minh quan hệ huyết thống khi khai nhận thừa kế

Câu hỏi được gửi từ khách hàng: Làm sao để chứng minh quan hệ huyết thống khi khai nhận thừa kế?

Cha tôi trước kia làm trong quân đội nên thường xuyên xa nhà, mẹ tôi không hiểu từ đâu có thông tin biết được ông ý có con riêng ở bên ngoài là người con trai, sau này khi bố tôi mất do tai nạn giao thông nên không kịp để lại di chúc hay gì cả, chả ai còn biết thông tin gì về người con riêng đó, bố tôi mất đã được 7 năm, nay có một người tự xưng là người đã có quan hệ ngoài luồng với bố tôi và đưa 1 cậu khoảng tầm 10 tuổi về nói là con riêng của bố tôi do khó khăn nên muốn được chia 1 phần di sản của bố tôi để trang trải cuộc sống, tôi thấy không hợp lý nhưng cũng không biết làm sao để từ chối, xin được giúp đỡ?


Làm sao để chứng minh quan hệ huyết thống khi khai nhận thừa kế?
Làm sao để chứng minh quan hệ huyết thống khi khai nhận thừa kế?

Luật sư Tư vấn Làm sao để chứng minh quan hệ huyết thống khi khai nhận thừa kế – Gọi 1900.0191

1./Thời điểm xảy ra tình huống pháp lý

Ngày 13 tháng 12 năm 2017

2./Cơ sở văn bản Pháp Luật áp dụng

Bộ luật Dân sự 2015

Luật Hôn nhân gia đình 2014

3./Luật sư trả lời

Căn cứ Bộ luật Dân sự 2015 quy định về quyền thừa kế như sau:

Điều 609. Quyền thừa kế

Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật.

Người thừa kế không là cá nhân có quyền hưởng di sản theo di chúc.”

Theo đó, cá nhân có quyền hưởng di sản thừa kế của người để lại di sản theo di chúc và theo pháp luật. Trường hợp hưởng di sản thừa kế theo di chúc được thực hiện theo di chúc người để lại di sản để lại và theo quy định pháp luật đối với trường hợp được hưởng di sản không phụ thuộc vào di chúc. Trường hợp hưởng di sản thừa kế theo pháp luật, căn cứ vào Bộ luật Dân sự 2015 để xác định người được hưởng thừa kế như sau:

Điều 651. Người thừa kế theo pháp luật

1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.”

Căn cứ theo quy định nêu trên, việc hưởng di sản thừa kế theo pháp luật căn cứ vào quan hệ của người để lại di sản thừa kế và người thừa kế. Cụ thể bao gồm 3 mối quan hệ là quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống và quan hệ nuôi dưỡng. Theo đó, để chứng minh quan hệ huyết thông hiện nay có hai cơ sở để chứng minh: một là, cơ sở khoa học dựa trên mẫu đánh giá, phân tích DNA giữa người để lại di sản thừa kế hoặc những người có họ trong phạm vi ba đời của người để lại di sản với người cần chứng minh quan hệ huyết thống với người thừa kế; hai là cơ sở pháp lý theo pháp luật công nhận.

Như Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về việc xác định cha, mẹ, con như sau:

Điều 88. Xác định cha, mẹ

1. Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân là con chung của vợ chồng.

Con được sinh ra trong thời hạn 300 ngày kể từ thời điểm chấm dứt hôn nhân được coi là con do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân.

Con sinh ra trước ngày đăng ký kết hôn và được cha mẹ thừa nhận là con chung của vợ chồng.

2. Trong trường hợp cha, mẹ không thừa nhận con thì phải có chứng cứ và phải được Tòa án xác định.

Điều 89. Xác định con

1. Người không được nhận là cha, mẹ của một người có thể yêu cầu Tòa án xác định người đó là con mình.

2. Người được nhận là cha, mẹ của một người có thể yêu cầu Tòa án xác định người đó không phải là con mình.”

Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên, việc chứng minh quan hệ huyết thống giữa cha và con có thể được xác định theo thời kì hôn nhân hoặc các bên thực hiện quyền yêu cầu Tòa án xác định theo quy định pháp luật nêu trên.

Với những tư vấn trên đây Công ty Luật LVN mong rằng đã giải đáp được nhu cầu của quý khách, nếu quý khách vẫn còn chưa rõ hoặc có thông tin mới với trường hợp này, quý khách có thể liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật Miễn phí số: 1900.0191 để được Luật sư hỗ trợ ngay lập tức.

Tham khảo thêm bài viết:

1900.0191