Ra quyết định kỷ luật đối với cán bộ khiếu nại vượt cấp đúng hay sai

Câu hỏi được gửi từ khách hàng: Ra quyết định kỷ luật đối với cán bộ khiếu nại vượt cấp đúng hay sai?

Thường vụ đảng ủy Quân đoàn 4, ra quyết nghị buộc tôi nghỉ hưu vào quí 1 năm 2019, Tôi không đồng ý. Tôi đã viết đơn khiếu nại lần đầu gửi lên Thường vụ đảng ủy Quân đoàn 4, nhưng quá 10 ngày vẫn không giải quyết đơn khiếu nại cho tôi, không gặp gỡ, không đối thoại trực tiếp với tôi. Tôi liền viết đơn khiếu nại lần 2 gửi lên (cấp trên) cấp Bộ quốc phòng và cấp nhà nước. Thường vụ đảng ủy Quân đoàn 4 kết luận tôi khiếu nại vượt cấp và thi hành kỷ luật tôi.
+ theo tôi suy nghĩ
căn cứ vào Luật khiếu nại 2011 thì trong vòng 10 ngày kể từ khi tiếp nhận được đơn thì người thụ lý đơn phải có trách nhiệm giải quyết khiếu nại lần đầu.
– vì khiếu nại là quyền nên việc khiếu nại sai thẩm quyền không cấu thành trách nhiệm pháp lý. nên vấn đề thi hành kỷ luật tôi là sai

Tôi xin hỏi: đúng hay sai, xin hãy tư vấn giúp tôi sớm để tôi có căn cứ để trình bày trước chi bộ. Tôi chân thành cảm ơn các Anh, Chị…


Luật sư Tư vấn Luật Khiếu nại – Gọi 1900.0191

Dựa trên những thông tin được cung cấp và căn cứ vào các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, các cam kết, thỏa thuận quốc tế được ký kết nhân danh Nhà nước, Chính phủ Việt Nam. Chúng tôi đưa ra trả lời như sau:

1./ Thời điểm pháp lý

Ngày 17 tháng 09 năm 2018

2./ Cơ sở Pháp Luật liên quan tới vấn đề quyết định kỷ luật cán bộ khiếu nại vượt cấp

  • Luật Khiếu nại 2011;
  • Quy định 30-QĐ/TW năm 2016 thi hành Chương VII và VIII Điều lệ Đảng về công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật của Đảng do Ban Chấp hành Trung ương ban hành;
  • Quy định 102-QĐ/TW năm 2017 về xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm do Ban Chấp hành Trung ương ban hành

3./ Luật sư tư vấn

Khiếu nại là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo thủ tục do Luật này quy định, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Theo đó, trường hợp này, dựa trên những thông tin anh cung cấp, việc giải quyết khiếu nại sẽ được tiến hành theo thủ tục khiếu nại do Điều lệ Đảng quy định, cụ thể:

Căn cứ mục 5.2.1 Điều 31 Quy định 30-QĐ/TW năm 2016 thi hành Chương VII và VIII Điều lệ Đảng về công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật của Đảng do Ban Chấp hành Trung ương ban hành quy định như sau:

5.2.1- Thẩm quyền, nguyên tắc trong khiếu nại và giải quyết khiếu nại:

– Ủy ban kiểm tra có thẩm quyền, nhiệm vụ giải quyết khiếu nại kỷ luật đảng.

Khi nhận được khiếu nại kỷ luật đảng phải báo cho người khiếu nại biết; hướng dẫn người khiếu nại thực hiện đúng quy định của Đảng. Chậm nhất là 90 ngày làm việc đối với cấp tỉnh, thành, huyện, quận và tương đương trở xuống; 180 ngày làm việc đối với cấp Trung ương, kể từ ngày nhận được khiếu nại (gửi trực tiếp hoặc theo dấu bưu điện chuyển đến) phải xem xét, giải quyết, trả lời cho người khiếu nại. Nghiêm cấm các hành vi cản trở, dìm bỏ, không xem xét, giải quyết khiếu nại. Trường hợp hết thời hạn mà chưa giải quyết xong phải thông báo cho người khiếu nại biết.

– Đảng viên bị kỷ luật không đồng ý với quyết định kỷ luật hoặc quyết định giải quyết khiếu nại kỷ luật được khiếu nại lên các tổ chức đảng có thẩm quyền giải quyết cấp trên. Thời hạn khiếu nại trong vòng 30 ngày làm việc, tính từ ngày đảng viên vi phạm được tổ chức đảng có thẩm quyền công bố quyết định kỷ luật hoặc quyết định giải quyết khiếu nại kỷ luật (căn cứ biên bản công bố) đến ngày đảng viên bị kỷ luật gửi đơn khiếu nại trực tiếp hoặc theo dấu bưu điện.

Không khiếu nại vượt cấp khi chưa giải quyết xong. Không gửi đơn khiếu nại đến nhiều cấp, đến các tổ chức và cá nhân không có thẩm quyền giải quyết. Không khiếu nại hộ.

Trong khi chờ giải quyết khiếu nại, đảng viên phải chấp hành nghiêm quyết định kỷ luật hoặc quyết định giải quyết khiếu nại kỷ luật.

Khi tổ chức đảng cấp trên tiến hành giải quyết khiếu nại, ủy ban kiểm tra phải nghiêm túc xem xét lại quyết định của mình và chấp hành nghiêm chỉnh quyết định giải quyết khiếu nại của tổ chức đảng cấp trên.

– Tổ chức đảng trực tiếp quản lý đảng viên khiếu nại phối hợp với ủy ban kiểm tra để giải quyết khiếu nại; giáo dục và tạo điều kiện để người khiếu nại thực hiện đầy đủ các yêu cầu của ủy ban kiểm tra; chấp hành nghiêm yêu cầu, kết luận hoặc quyết định giải quyết khiếu nại của ủy ban kiểm tra cấp trên.”

Theo đó, thủ tục giải quyết khiếu nại theo quy định của Đảng có thời hạn khác với thủ tục giải quyết khiếu nại theo quy định pháp luật. Do đó, trường hợp anh đang gửi đơn khiếu nại đến Tổ chức Đảng tại cơ quan để giải quyết khiếu nại về Nghị quyết do Cơ quan đó ban hành, thì việc khiếu nại sẽ được giải quyết trong thời gian lâu hơn thời gian do pháp luật quy định. Bên cạnh đó, trong thời hạn giải quyết khiếu nại, Đảng viên không được khiếu nại vượt cấp khi chưa giải quyết xong, cho nên, việc khiếu nại này lên cấp Đảng trên là vi phạm quy định về giải quyết khiếu nại theo quy định của Đảng.

Tuy nhiên, hiện nay, Căn cứ Điều 15 Quy định 102-QĐ/TW quy định về xử lý đối với đảng viên vi phạm quy định về khiếu nại như sau:

Điều 15. Vi phạm về khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo

1- Đảng viên vi phạm một trong các trường hợp sau gây hậu quả ít nghiêm trọng thì kỷ luật bằng hình thức khiển trách:
a) Viết đơn tố cáo giấu tên, mạo tên. Cùng người khác tham gia viết, ký tên trong cùng một đơn tố cáo.
b) Tham gia hoặc bị người khác xúi giục, kích động, cưỡng ép, mua chuộc tham gia khiếu nại, tố cáo đông người gây mất trật tự, an toàn xã hội.
c) Có trách nhiệm thụ lý, giải quyết tố cáo nhưng tiết lộ họ tên, địa chỉ, bút tích của người tố cáo và những thông tin, tài liệu khác làm lộ danh tính người tố cáo, nội dung tố cáo; tiết lộ các thông tin, tài liệu, chứng cứ của vụ việc cho tổ chức hoặc cá nhân không có trách nhiệm biết.
d) Thiếu trách nhiệm, gây phiền hà, sách nhiễu trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo hoặc gây khó khăn, cản trở đảng viên, công dân trong việc thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo.
đ) Không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, đầy đủ trách nhiệm bảo vệ người tố cáo.
e) Không thực hiện các yêu cầu, kiến nghị, kết luận, quyết định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền về khiếu nại, tố cáo.
2- Trường hợp đã bị xử lý kỷ luật theo quy định tại Khoản 1 Điều này mà tái phạm hoặc vi phạm lần đầu gây hậu quả nghiêm trọng hoặc vi phạm một trong các trường hợp sau thì kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo hoặc cách chức (nếu có chức vụ):
a) Cố ý trì hoãn hoặc trốn tránh trách nhiệm trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo.
b) Làm sai lệch hồ sơ vụ việc trong quá trình thẩm tra, xác minh, kết luận, kiến nghị giải quyết khiếu nại, tố cáo; báo cáo kết quả thẩm tra, xác minh không đúng sự thật.
c) Cố ý không chấp hành quyết định cuối cùng về tố cáo và kết luận, quyết định giải quyết tố cáo của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
d) Vu cáo, vu khống hoặc cản trở người đang làm nhiệm vụ giải quyết khiếu nại, tố cáo hoặc can thiệp trái quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước vào hoạt động kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo; tung tin sai sự thật về việc tố cáo và giải quyết tố cáo.
đ) Đe dọa, trả thù, trù dập, xúc phạm người phát hiện, báo cáo, tố giác, tố cáo, cung cấp thông tin, tài liệu, chứng cứ về hành vi tham nhũng, tiêu cực hoặc người có trách nhiệm giải quyết khiếu nại, tố cáo.
e) Tổ chức, tham gia, kích động, xúi giục, mua chuộc, cưỡng ép người khác khiếu nại, tố cáo.
g) Tố cáo mang tính bịa đặt, vu khống, đả kích, bôi nhọ thanh danh, gây tổn hại đến uy tín, danh dự, nhân phẩm của người khác.
3- Trường hợp vi phạm quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc vi phạm một trong các trường hợp sau thì kỷ luật bằng hình thức khai trừ:
a) Tổ chức, cưỡng ép, kích động, xúi giục, giúp sức, dụ dỗ, mua chuộc, lôi kéo người khác khiếu nại, tố cáo sai sự thật hoặc gây áp lực, đòi yêu sách hoặc tập trung đông người khiếu nại, tố cáo gây rối an ninh, trật tự công cộng.
b) Lợi dụng việc khiếu nại, tố cáo để gây rối trật tự, gây thiệt hại cho cơ quan, tổ chức, cá nhân để chống Đảng, Nhà nước; xuyên tạc, đe dọa, xúc phạm nghiêm trọng đến uy tín, danh dự của cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm giải quyết hoặc xâm phạm tính mạng của người có trách nhiệm giải quyết khiếu nại, tố cáo.”
Theo đó, mặc dù việc khiếu nại lên cấp trên là không đúng với quy định về khiếu nại, tuy nhiên, hành vi này chưa có quy định cụ thể về xử lý vi phạm và hình thức xử lý vi phạm. Do đó, việc Thường vụ kỷ luật việc khiếu nại vượt cấp là không có căn cứ.
Vậy, anh có thể tham khảo các quy định nêu trên để đảm bảo và bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của mình.

Với những tư vấn về câu hỏi Ra quyết định kỷ luật đối với cán bộ khiếu nại vượt cấp đúng hay sai, Công ty Luật LVN mong rằng đã có thể giải đáp được nhu cầu của quý khách, nếu quý khách vẫn còn chưa rõ hoặc có thông tin mới với trường hợp trên, quý khách có thể liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật Miễn phí số: 1900.0191 để được Luật sư hỗ trợ ngay lập tức.

Tham khảo thêm bài viết:

1900.0191