Trẻ em nhờ mua hộ mỹ phẩm rồi không trả tiền có khởi kiện được không?

 Trẻ em nhờ mua hộ mỹ phẩm rồi không trả tiền có khởi kiện được không?

 

Tôi 20 tuổi, có quen biết bé X học sinh lớp 6. X thấy da tôi đẹp nên muốn xài mỹ phẩm giống tôi. Tôi chỉ hiệu mỹ phẩm và chỗ mua cho X, X nói không đi mua được nên năn nỉ nhờ tôi mua dùm. Số lượng mỹ phẩm X nhờ tôi mua nhiều nên tôi nói để tôi đi coi giá và báo nếu đồng ý tôi mới mua. X đồng ý nhưng nói tôi ứng trước tiền đi. Tôi thấy quen biết tin tưởng nên tôi ứng trước tiền mua là gần 2 triệu. X hẹn gặp tôi để lấy đồ nhưng nói chưa có tiền nên khoảng 2 tháng sau có tiền sẽ gửi trả tôi. Sau đó 2 tháng mẹ X gọi điện thoại cho tôi nói tôi dụ dỗ X. Tôi đã giải thích đàng hoàng cặn kẽ nhưng mẹ X vẫn không tin. Bây giờ mẹ X nói không trả lại khoản tiền hoặc hàng hóa mua dùm lại cho tôi. Vậy tôi có thể kiện đòi tiền được không?

Gửi bởi: Dương Ánh Nga

Trả lời có tính chất tham khảo

Khoản 1 Điều 20 Bộ luật dân sự 2005 quy định: “1. Người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi hoặc pháp luật có quy định khác.” Theo thông tin bạn cung cấp thì bé X đang là học sinh lớp 6, tức là chưa đủ 18 tuổi, việc mua mĩ phẩm và với giá trị lớn không phải là nhu cầu hằng ngày phù hợp với lứa tuổi nên giao dịch dân sự này phải có sự đồng ý của mẹ bé thì mới có hiệu lực pháp luật. Như vậy, giao dịch dân sự trong trường hợp này bị vô hiệu theo quy định tại Điều 130 Bộ luật dân sự 2005: “Khi giao dịch dân sự do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự hoặc người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện thì theo yêu cầu của người đại diện của người đó, Toà án tuyên bố giao dịch đó vô hiệu nếu theo quy định của pháp luật giao dịch này phải do người đại diện của họ xác lập, thực hiện.”

Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu được quy định tại khoản 2 Điều 137 Bộ luật dân sự 2005 như sau: “ Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận; nếu không hoàn trả được bằng hiện vật thì phải hoàn trả bằng tiền, trừ trường hợp tài sản giao dịch, hoa lợi, lợi tức thu được bị tịch thu theo quy định của pháp luật. Bên có lỗi gây thiệt hại phải bồi thường.” Như vây, mẹ bé X không có nghĩa vụ phải trả tiền cho bạn nhưng X có nghĩa vụ phải trả lại hàng hóa đã mua cho bạn. Trường hợp không trả lại được hàng hóa trên thì phải bồi thường bằng tiền.

 

Các văn bản liên quan:

Bộ luật 33/2005/QH11 Dân sự

Tham khảo thêm:

1900.0191