Biết kẻ trộm nhưng không có bằng chứng có báo công an được không

Câu hỏi được gửi từ khách hàng: Biết kẻ trộm nhưng không có bằng chứng có báo công an được không?

Tuần trước khi nhà tôi đi du lịch về phát hiện trong nhà bị mất một số đồ, qua kiểm tra xung quanh thì thấy cửa tum có dấu vết bị cậy phá, mà cửa tum của tôi thì chỉ có 1 đường có thể vào là qua từ nhà hàng xóm, còn lại 3 bề đều là rào chắn không xâm nhập được, nhà này có 2 người con trai mới đi tù về, quan hệ xã hội vô cùng phức tạp nên chúng tôi nghi ngờ là do họ lấy, tuy nhiên lại không có bằng chứng gì cả, vậy tôi có thể báo nghi ngờ của mình cho công an được không, có sợ họ tố lại là vu khống không, vì nhà này người nào cũng rất đanh đá và cậy mình côn đồ nên chẳng coi ai ra gì.


Luật sư Tư vấn Luật Hình sự – Gọi 1900.0191

1./Thời điểm pháp lý

Ngày 10 tháng 04 năm 2018

2./Cơ sở Pháp Luật liên quan tới vấn đề biết kẻ trộm nhưng không có bằng chứng

  • Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017;
  • Bộ luật Tố tụng hình sự 2015.

3./Luật sư tư vấn

Thắc mắc nêu trên của bạn liên quan đến vấn đề tố giác tội phạm khi phát hiện một người có hành vi trộm cắp tài sản. Trên cơ sở căn cứ pháp luật, chúng tôi đưa ra những nhận định tư vấn cụ thể như sau:

Trước hết, căn cứ Điều 173 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 quy định về tội trộm cắp tài sản như sau:

Điều 173. Tội trộm cắp tài sản

1. Người nào trộm cắp tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;

b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 174, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;

đ) Tài sản là di vật, cổ vật.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

d) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm;

đ) Hành hung để tẩu thoát;

e) Tài sản là bảo vật quốc gia;

g) Tái phạm nguy hiểm.

3.Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

b) Li dụng thiên tai, dịch bệnh.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;

b) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.”

Vậy, khi có hành vi cấu thành tội phạm nêu trên, người thực hiện hành vi đã thực hiện hành vi phạm tội theo quy định của Bộ luật Hình sự hiện hành. Để xử lý hành vi này, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cần khởi tố vụ án để tiến hành điều tra, truy tố theo quy định.

Căn cứ Điều 143 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, căn cứ khởi tố vụ án hình sự bao gồm:

Điều 143. Căn cứ khởi tố vụ án hình sự

Chỉ được khởi tố vụ án khi đã xác định có dấu hiệu tội phạm. Việc xác định dấu hiệu tội phạm dựa trên những căn cứ:

1. Tố giác của cá nhân;

2. Tin báo của cơ quan, tổ chức, cá nhân;

3. Tin báo trên phương tiện thông tin đại chúng;

4. Kiến nghị khởi tố của cơ quan nhà nước;

5. Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trực tiếp phát hiện dấu hiệu tội phạm;

6. Người phạm tội tự thú.”

Theo đó, trên cơ sở quy định pháp luật, khi phát hiện một người thực hiện hành vi có dấu hiệu phạm tội, công dân có quyền tố giác hành vi của người đó lên cơ quan nhà nước có thẩm quyền cụ thể là cơ quan công an cảnh sát điều tra để cơ quan này tiến hành xác minh, xử lý hành vi kịp thời và đúng pháp luật. Do đó, khi phát hiện người khác có hành vi trộm cắp, bạn được quyền tố giác bằng cách nộp đơn trình báo trực tiếp lên cơ quan công an cảnh sát điều tra cấp huyện nơi người phát hiện hành vi. Cơ quan này khi tiếp nhận đơn trình báo sẽ có trách nhiệm xác minh lại sự việc và xử lý đúng pháp luật khi có dấu hiệu phạm tội theo quy định pháp luật.

Tham khảo thêm bài viết:

1900.0191