Phân biệt Xin thôi không làm nhiệm vụ với từ chức, bãi nhiệm và miễn nhiệm

Câu hỏi được gửi từ khách hàng: Phân biệt Xin thôi không làm nhiệm vụ với từ chức, bãi nhiệm và miễn nhiệm

Xin thôi không làm nhiệm vụ với từ chức có giống nhau không? Phân biệt giúp em giữa bãi nhiệm với miễn nhiệm ạ?


Phân biệt Xin thôi không làm nhiệm vụ với từ chức, bãi nhiệm và miễn nhiệm
Phân biệt Xin thôi không làm nhiệm vụ với từ chức, bãi nhiệm và miễn nhiệm

Luật sư Tư vấn Phân biệt Xin thôi không làm nhiệm vụ với từ chức, bãi nhiệm và miễn nhiệm – Gọi 1900.0191

Công ty Luật LVN

Xin cảm ơn quý khách đã tin tưởng và gửi thắc mắc đến Công ty Luật LVN. Dựa trên những thông tin được cung cấp và căn cứ vào các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, các cam kết, thỏa thuận quốc tế được ghi nhận tại các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên và các văn bản thỏa thuận được ký kết nhân danh Nhà nước, Chính phủ Việt Nam. Chúng tôi đưa ra trả lời như sau:

1./Thời điểm xảy ra tình huống pháp lý

Ngày 04 tháng 01 năm 2018

2./Cơ sở văn bản Pháp Luật áp dụng

Luật Cán bộ, công chức 2008

3./Luật sư trả lời

  • Phân việt xin thôi không làm nhiệm vụ với từ chức

Xin thôi không làm nhiệm vụ và từ chức là hai khái niệm khác nhau. Về bản chất, có thể hiểu “xin thôi không làm nhiệm vụ” là việc cá nhân có công việc được đơn vị công tác của mình giao thực hiện nhưng xin không thực hiện công việc đó; “từ chức” thì được hiểu là việc cá nhân có chức vụ trong đơn vị đề nghị được thôi giữ chức vụ khi chưa hết nhiệm kỳ hoặc chưa hết thời hạn bổ nhiệm. Có thể làm rõ các điểm khác biệt như sau:

– Về chủ thể: chủ thể của “từ chức” phải là người có chức vụ đang trong nhiệm kỳ trong khi chủ thể của “xin thôi không làm nhiệm vụ” có thể là người có chức vụ hoặc không;

– Mỗi hành vi gắn với quan hệ xã hội khác nha: cá nhân “từ chức” phải đang trong quan hệ hợp đồng lao động, được bầu cử, bổ nhiệm chức vụ còn cá nhân “xin thôi không làm nhiệm vụ” phải đang ở trong quan hệ được đơn vị có thẩm quyền giao một công việc cụ thể.

VD: Anh A là Giám đốc công ty Hợp danh B, được Hội đồng thành viên thuê và bổ nhiệm chức danh để điều hành công ty. Vì điều kiện gia đình, anh không thể tiếp tục làm việc cho công ty từ Tháng 11/2017.

Anh A đệ giấy xin “từ chức” với chức vụ Giám đốc Công ty hợp danh B Cuối tháng 10, hội đồng thành viên đề nghị anh tổ chức thực hiện việc nhập lô hàng X cuối năm. Theo đúng nhu cầu của mình, anh A đã “xin thôi không làm nhiệm vụ” là tổ chức thực hiện việc nhập lô hàng cuối năm.

  • Phân biệt giữa “miễn nhiệm” và “bãi nhiệm”:

Hai thuật ngữ này được sử dụng cho cá nhân giữa chức vụ. Dưới đây, chúng tôi xin đưa ra khái niệm theo Khoản 6, Khoản 7, Điều 7, Luật Cán bộ, công chức 2008.

“6. Miễn nhiệm là việc cán bộ, công chức được thôi giữ chức vụ, chức danh khi chưa hết nhiệm kỳ hoặc chưa hết thời hạn bổ nhiệm.

7.Bãi nhiệm là việc cán bộ không được tiếp tục giữ chức vụ, chức danh khi chưa hết nhiệm kỳ.”

          Theo đó, hai khái niệm trên đều chỉ sự kiện chấm dứt việc giữ chức danh của cá nhân khi chưa hết nhiệm kỳ. Điểm khác biệt nằm ở tính chất của sự kiện pháp lý:

          – “Miễn nhiệm” là trường hợp được thôi giữ chức vụ, nghĩa là việc thôi giữ chức vụ do các nguyên nhân khách quan như: Cá nhân chuyển công tác, chuyển chức danh,…

          – “Bãi nhiệm” là trường hợp bị buộc thôi giữ chức vụ nhơ một hậu quả pháp lý bất lợi như: Cá nhân bị cấm giữ chức vụ do đã bị xử phạt hành chính mà vẫn vi phạm, truy cứu trách nhiệm hình sự về tội phạm chức vụ.

Với những tư vấn trên đây Công ty Luật LVN mong rằng đã có thể giải đáp được nhu cầu của quý khách, nếu quý khách vẫn còn chưa rõ hoặc có thông tin mới với trường hợp trên, quý khách có thể liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật Miễn phí số: 1900.0191 để được Luật sư hỗ trợ ngay lập tức.

Tham khảo thêm bài viết:

1900.0191