Pháp luật ghi nhận thế nào về ghi âm

Câu hỏi được gửi từ khách hàng: Pháp luật ghi nhận thế nào về ghi âm?

Khi làm việc với các cơ quan nhà nước tôi thường có thói quen ghi âm để tránh việc bị chèn ép và làm sai nhưng đa phần khi tôi rút máy ghi âm ra thì họ đều yêu cầu tôi phải cất đi vì pháp luật không cho phép, như vậy tôi không hiểu pháp luật mà họ nói đến này là ở đâu, xin được các luật sư hướng dẫn?


Luật sư Tư vấn Luật Hình sự – Gọi 1900.0191

1./ Thời điểm pháp lý

Ngày 24 tháng 04 năm 2018

2./ Cơ sở Pháp Luật liên quan tới vấn đề ghi nhận của pháp luật về ghi âm

  • Bộ luật Dân sự 2015;
  • Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017.

3./ Luật sư tư vấn

Ghi âm là việc một người dùng các thiết bị điện tử có chứng năng thu phát để ghi lại những đoạn âm thanh khác nhau của con người hay sự vật, sự việc diễn ra. Hiện nay pháp luật chưa có sự điều chỉnh cụ thể đối với hành vi ghi âm. Việc ghi âm được nhìn nhận dưới các góc độ pháp lý khác nhau sẽ có những sự điều chỉnh khác nhau của pháp luật.

  • Trong dân sự:

Ghi âm là quyền tự do của con người trong khuôn khổ pháp luật cho phép, nó nằm trong quyền sử dụng nhằm khai thác công dụng của tài sản thuộc quyền sở hữu của chủ sở hữu hoặc người có quyền sử dụng. Việc sử dụng những nội dung ghi âm được cũng thuộc nằm trong việc khai thác công dụng của tài sản nhằm đạt được những mục đích nhất định.

Tuy nhiên, khi một người sử dụng những nội dung ghi âm được nhằm vào mục đích gây ảnh hưởng hoặc xâm hại đến quyền lợi của người khác, thì hành vi ghi âm là hành vi trái pháp luật.

  • Trong hình sự:

Như nội dung đã nêu ở trên, việc ghi âm là hoàn toàn hợp pháp trừ những trường hợp trên thực tế, để nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các cá nhân, tổ chức, Nhà nước, việc ghi âm được cấm thực hiện. Tuy nhiên, trong trường hợp nội dung ghi âm được sử dụng vào mục đích bất hợp pháp như đe dọa người khác nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản,.., phát tán nhằm xúc phạm danh dự người khác,… với những hành vi này, người thực hiện ghi âm nhằm mục đích nói trên sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

  • Trong Tố tụng:

Căn cứ quy định của pháp luật tố tụng Việt Nam, nội dung ghi âm có thể được công nhận là một nguồn của chứng cứ. Hành vi ghi âm có thể coi là hành vi tạo ra chứng cứ trên cơ sở những sự kiện diễn ra khách quan có liên quan đến vụ án. Trong trường hợp này, việc ghi âm là hoàn toàn hợp pháp và có giá trị tạo điều kiện thuận lợi để giải quyết vụ án.

Như vậy, hiện nay pháp luật chưa có ghi nhận cụ thể đối với việc ghi âm, tuy nhiên, trên cơ sở các quy định pháp luật, việc ghi âm là quyền của người sở hữu, sử dụng tài sản. Hành vi ghi âm chỉ được điều chỉnh khi người thực hiện hành vi này sử dụng nội dung ghi âm vào các mục đích khác nhau.

Với những tư vấn về câu hỏi Pháp luật ghi nhận thế nào về ghi âm, Công ty Luật LVN mong rằng đã có thể giải đáp được nhu cầu của quý khách, nếu quý khách vẫn còn chưa rõ hoặc có thông tin mới với trường hợp trên, quý khách có thể liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật Miễn phí số: 1900.0191 để được Luật sư hỗ trợ ngay lập tức.

 

Tham khảo thêm bài viết:

1900.0191