Xin xét lại hộ nghèo

Câu hỏi được gửi từ khách hàng: Xin xét lại hộ nghèo

Mọi người cho e hỏi: Gia đình em khó khăn nhà cửa rách nát, không công việc ổn định mà nay xóm cho thoát nghèo trong khi các hộ khác nhà xây đàng hoàng, cửa hàng tự chọn to nhất xã mà vẫn được nghèo. Vậy em cần làm đơn như nào để được xét lại hộ nghèo ạ? mong mọi người giúp em! em cảm ơn!


Luật sư Tư vấn Luật Hành chính – Gọi 1900.0191

1./Thời điểm pháp lý

Ngày 05 tháng 04 năm 2018

2./Cơ sở Pháp Luật liên quan tới vấn đề xin xét lại hộ nghèo

  • Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg ngày 19 tháng 11 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020;
  • Thông tư số 17/2016/TT-BLĐTBXH hướng dẫn quy trình rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo hằng năm theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020.

3./Luật sư tư vấn

Căn cứ Điều 1, 2 Quyết định 59/2015/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính Phủ quy định ban hành tiêu chí hộ nghèo như sau:

Hộ nghèo được đánh giá dựa trên 2 tiêu chí bao gồm tiêu chí về thu nhập và tiêu chí mức độ thiếu hụt tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản. Trong đó: Tiêu chí mức độ thiếu hụt tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản cụ thể bao gồm:

– Các dịch vụ xã hội cơ bản (05 dịch vụ): y tế; giáo dục; nhà ở; nước sạch và vệ sinh; thông tin;

–  Các chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản (10 chỉ số): tiếp cận các dịch vụ y tế; bảo hiểm y tế; trình độ giáo dục của người lớn; tình trạng đi học của trẻ em; chất lượng nhà ; diện tích nhà ở bình quân đầu người; nguồn nước sinh hoạt; hố xí/nhà tiêu hợp vệ sinh; sử dụng dịch vụ viễn thông; tài sản phục vụ tiếp cận thông tin.

Hộ nghèo được xác định như sau:

1.Khu vực nông thôn: là hộ đáp ứng một trong hai tiêu chí sau:

– Có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ đủ 700.000 đồng trở xuống;

– Có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 700.000 đồng đến 1.000.000 đồng và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản trở lên.

2. Khu vực thành thị: là hộ đáp ứng một trong hai tiêu chí sau:

– Có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ đủ 900.000 đồng trở xuống;

– Có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 900.000 đồng đến 1.300.000 đồng và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản trở lên.

Như vậy, khi gia đình bạn đáp ứng đủ các tiêu chí theo quy định nêu trên thì gia đinh bạn được xác định là hộ nghèo theo quy định.

Việc xác định công nhận hộ nghèo được thực hiện theo quy trình do pháp luật quy định,

Quy trình rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo định kỳ hằng năm được thực hiện theo quy trình sau: Căn cứ Điều 6 Thông tư 17/2016/TT-BLĐTBXH, quy trình rà soát hộ nghèo hàng năm như sau:

1. Xác định, lập danh sách các hộ gia đình cần rà soát

Các điều tra viên phối hợp với cán bộ chuyên trách giảm nghèo cấp xã, trưởng thôn để tổ chức xác định, lập danh sách các hộ gia đình cần rà soát trên địa bàn:

a) Đối với hộ gia đình có khả năng nghèo, cận nghèo: điều tra viên sử dụng mẫu phiếu A (theo Phụ lục số 3a ban hành kèm theo Thông tư) để nhận dạng nhanh đặc điểm hộ gia đình có giấy đề nghị. Nếu hộ gia đình có từ 02 chỉ tiêu trở xuống thì đưa vào danh sách các hộ có khả năng nghèo, cận nghèo (theo Phụ lục số 2c ban hành kèm theo Thông tư) để tổ chức rà soát;

Cán bộ chuyên trách giảm nghèo cấp xã, trưởng thôn chủ động phát hiện những trường hợp nhận thấy hộ gia đình gặp khó khăn, biến cố rủi ro trong năm, có khả năng nghèo, cận nghèo nhưng chưa có giấy đề nghị đưa vào danh sách các hộ cần rà soát.

b) Đối với hộ gia đình có khả năng thoát nghèo, thoát cận nghèo: điều tra viên lập danh sách toàn bộ hộ nghèo, hộ cận nghèo địa phương đang quản lý (theo Phụ lục s 2d ban hành kèm theo Thông tư) để tổ chức rà soát (sử dụng mẫu phiếu B theo Phụ lục số 3b ban hành kèm theo Thông tư).

2. Tổ chức rà soát, lập danh sách phân loại hộ gia đình

Các điều tra viên thực hiện rà soát các hộ gia đình theo mẫu phiếu B (theo Phụ lục s 3b ban hành kèm theo Thông tư), qua rà soát, tng hợp và phân loại kết quả như sau:

a) Danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo qua rà soát, bao gồm:

– Hộ nghèo khu vực thành thị là hộ có tổng điểm B1 từ 140 điểm trở xung hoặc hộ có tổng điểm B1 trên 140 điểm đến 175 điểm và có tổng điểm B2 từ 30 điểm trở lên;

– Hộ nghèo khu vực nông thôn là hộ có tổng điểm B1 từ 120 điểm trở xuống hoặc hộ có tổng điểm B1 trên 120 điểm đến 150 điểm và có tổng điểm B2 từ 30 điểm trở lên;

– Hộ cận nghèo khu vực thành thị là hộ có tổng điểm B1 trên 140 điểm đến 175 điểm và có tổng điểm B2 dưới 30 điểm;

– Hộ cận nghèo khu vực nông thôn là hộ có tổng điểm Btrên 120 điểm đến 150 điểm và có tổng điểm B2 dưới 30 điểm;

b) Danh sách hộ thoát nghèo, hộ thoát cận nghèo qua rà soát, bao gồm:

– Hộ thoát nghèo khu vực thành thị:

+ Hộ thoát nghèo vượt qua chuẩn cận nghèo là hộ có tổng điểm B1 trên 175 điểm;

+ Hộ thoát nghèo, nhưng vẫn còn là hộ cận nghèo là hộ có tổng điểm B1 trên 140 điểm đến 175 điểm và có tổng điểm B2 dưới 30 điểm;

– Hộ thoát nghèo khu vực nông thôn:

+ Hộ thoát nghèo vượt qua chuẩn cận nghèo là hộ có tổng điểm B1 trên 150 điểm;

+ Hộ thoát nghèo, nhưng vẫn là hộ cận nghèo là hộ có tổng điểm B1 trên 120 điểm đến 150 điểm và có tổng điểm B2 dưới 30 điểm;

– Hộ thoát cận nghèo khu vực thành thị là hộ có tổng điểm B1 trên 175 điểm;

– Hộ thoát cận nghèo khu vực nông thôn là hộ có tổng điểm B1 trên 150 điểm.

3. Tổ chức họp dân thống nhất kết quả rà soát

Thành phần tham gia gồm đại diện chính quyền, các hội, đoàn thể, cán bộ chuyên trách giảm nghèo cấp xã, trưởng thôn (chủ trì cuộc họp), Bí thư Chi bộ, Chi hội trưởng các hội, Bí thư Đoàn Thanh niên thôn và đại diện một số hộ gia đình được các hộ dân trong thôn cử làm đại diện tham dự cuộc họp.

Nội dung cuộc họp: lấy ý kiến người dân để thống nhất kết quả rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn (chủ yếu tập trung vào hộ nghèo, hộ cận nghèo mới phát sinh; hộ thoát nghèo, hộ thoát cận nghèo).

Kết quả cuộc họp được lập thành 02 Biên bản (theo Phụ lục số 2đ ban hành kèm theo Thông tư), có chữ ký của chủ trì, thư ký cuộc họp và đại diện của các hộ dân (01 bản lưu ở thôn, 01 bản gửi Ban giảm nghèo cấp xã).

4. Niêm yết công khai danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ thoát nghèo, hộ thoát cận nghèo tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã, nhà sinh hoạt cộng đồng thôn và thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng trong thời gian 07 ngày làm việc.

Trường hợp có khiếu nại của người dân, Ban giảm nghèo xã cần tổ chức phúc tra lại kết quả rà soát theo đúng quy trình.

5. Báo cáo, xin ý kiến thẩm định của Ủy ban nhân dân cấp huyện

Ủy ban nhân dân cấp xã tổng hợp, báo cáo kết quả rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn sau khi hoàn tất quy trình niêm yết công khai (và phúc tra nêu có khiếu nại của người dân) để Ủy ban nhân dân cấp huyện tổng hợp, có ý kiến thẩm định trước khi ban hành Quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã công nhận kết quả rà soát. Việc xin ý kiến thẩm định và tổ chức kiểm tra, phúc tra (nếu có) trong thời gian 07 ngày làm việc kể từ khi báo cáo, xin ý kiến thẩm định.

6. Công nhận danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ thoát nghèo, hộ thoát cận nghèo trên địa bàn

a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã căn cứ kết quả phân loại hộ gia đình qua điều tra, rà soát, tiếp thu ý kiến thẩm định của Ủy ban nhân dân cấp huyện để quyết định công nhận danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ thoát nghèo, hộ thoát cận nghèo trên địa bàn; thực hiện cấp giấy chứng nhận hộ nghèo, hộ cận nghèo (sử dụng mẫu theo Phụ lục số 2e ban hành kèm theo Thông tư) cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn theo danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo đã được phê duyệt để phục vụ cho công tác quản lý đối tượng và thực hiện các chính sách hỗ trợ giảm nghèo của Nhà nước;

b) Chỉ đạo Ban giảm nghèo cấp xã tổ chức thu thập bổ sung đặc điểm, điều kiện sống (thông tin hộ và các thành viên trong hộ) của hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn (sử dụng mẫu phiếu c theo Phụ lục số 3c ban hành kèm theo Thông tư) và cập nhật vào cơ sở dữ liệu quản lý hộ nghèo, hộ cận nghèo.

7. Ủy ban nhân dân cấp xã báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện kết quả rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn sau khi Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ban hành quyết định công nhận danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn.

Theo đó, trường hợp không đồng ý với kết quả rà soát bạn làm đơn khiếu nại tới Ủy ban nhân dân cấp xã để Ban giảm nghèo tiến hành phúc tra lại kết quả theo đúng quy định pháp luật. Đơn khiếu nại có thể sử dụng như sau:

CÔNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

ĐƠN KHIẾU NẠI

(Về kết quả rà soát hội nghèo năm….)

Căn cứ Luật Khiếu nại 2011;

Căn cứ Thông tư số 17/2016/TT-BLĐTBXH hướng dẫn quy trình rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo hằng năm theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020;

Căn cứ Kết quả rà soát hộ nghèo năm;

Kính gửi: Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã……

Tên tôi là:

Sinh ngày:

Số CMTND:                               ngày cấp:                    nơi cấp:

Hộ khẩu thường trú:

Chỗ ở hiện nay:

(Trình bày nội dung khiếu nại)

Căn cứ Điều 6 Thông tư17/2016/TT-BLĐTBXH; Điều 5, Điều 12 Luật Khiếu nại 2011, kính đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã……:

– Nhanh chóng, kịp thời chỉ đạo thực hiện lại việc rà soát hộ nghèo;

– Giám sát việc thực hiện lại quy trình theo đúng quy định pháp luật.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

  Người làm đơn

 

Với những tư vấn trên đây Công ty Luật LVN mong rằng đã có thể giải đáp được nhu cầu của quý khách, nếu quý khách vẫn còn chưa rõ hoặc có thông tin mới với trường hợp trên, quý khách có thể liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật Miễn phí số: 1900.0191 để được Luật sư hỗ trợ ngay lập tức.

Tham khảo thêm bài viết:

1900.0191