Chính sách kinh tế của nhà nước CHXHCN Việt Nam theo pháp luật hiện hành

_Nước CHXHCN Việt Nam xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, phát huy nội lực, hội nhập, hợp tác quốc tế, gắn kết chặt chẽ với phát triển văn hoá, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ môi trường, thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

_Nền kinh tế Việt Nam là nên kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với kiểu hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế nhà nước đóng vai trò chủ đạo, nhà nước tạo điều kiện để doanh nhân doanh nghiệp, cá nhân tổ chức khác đầu tư, sản xuất kinh doanh phát triển kinh tế, góp phần xây dựng đất nước.

_Nhà nước xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế, điều tiết nền kinh tế trên cơ sở tôn trọng các quy luật thị trường; thực hiện phân công, phân cấp, phân quyền trong quản lí nhà nước; thúc đẩy liên kết kinh tế vùng, bảo đảm tính thống nhất của nền kinh tế quốc dân.

_Ngân sách nhà nước, dự trữ quốc gia, quỹ tài chính nhà nước và các nguồn tài chính công khác do nhà nước thống nhất quản lí và phải được sử dụng hiệu quả, công bằng, công khai, minh bạch, đúng pháp luật. Ngân sách nhà nước gồm ngân sách trung ương và ngân sách địa phương, trong đó ngân sách trung ương giữ vai trò chủ đạo, bảo đảm nhiệm vụ chi quốc gia, các khoản thu, thi ngân nhà nước phải được dự toán và do luật định.

_Cơ quan, tổ chức và cá nhân phải thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, phòng, chống tham nhũng trong hoạt động kinh tế- xã hội và quản lí nhà nước.

_Hiến pháp 2013 đặc biệt quan tâm đến chính sách đất đai, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác và các tài sản do nhà nước đầu tư.

Tham khảo thêm:

1900.0191