So sánh nhãn hiệu với chỉ dẫn địa lý

SO SÁNH NHÃN HIỆU VỚI CHỈ DẪN ĐỊA LÝ

1. Giống nhau

Nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý có những điểm tương đồng như sau:

Một là, Nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý đều là sản phẩm trí tuệ, là đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam. Cụ thể đều là các đối tượng mang tính chỉ dẫn thương mại nhằm mục đích cung cấp thông tin về xuất xứ, chủ thể kinh doanh,.. Bản thân chúng được coi là một loại hàng hóa đặc biệt, có giá trị kinh tế và có khả năng ứng dụng vào hoạt động kinh doanh.

Hai là, nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý đều là dấu hiệu có thể bao gồm hình ảnh, ký tự, màu sắc hoặc là tổng thể các yếu tố trên để phân biệt sản phẩm, hàng hóa của chủ thể này với sản phẩm, hàng hóa của chủ thể khác.

Ba là, Về căn cứ xác lập quyền sở hữu công nghiệp, cả hai đều xác lập quyền sở hữu công nghiệp trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (Cục Sở hữu trí tuệ) theo thủ tục đăng ký theo quy định của pháp luật hoặc công nhận đăng ký quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên trừ trường hợp đối với nhãn hiệu nổi tiếng[1].

Bốn là, Phạm vi bảo hộ đối với nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý đều trên toàn lãnh thổ Việt Nam[2].

2. Khác nhau

Trên cơ sở các yếu tố liên quan đến việc bảo hộ đối với nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý, em xin đưa ra các điểm khác biệt giữa nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý thông qua bảng dưới đây như sau:

Tiêu chí Nhãn hiệu Chỉ dẫn địa lý
Khái niệm Khoản 16 Điều 4 Luật SHTT: Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau Khoản 22 Điều 4 Luật SHTT: Chỉ dẫn địa lý là dấu hiệu dùng để chỉ sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hay quốc gia cụ thể
Chức năng Nhãn hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với chủ thế khác. Chỉ dẫn địa lý chỉ dẫn sản phẩm có nguồn gốc từ một khu vực, vùng lãnh thổ hay một quốc gia cụ thể.
Đối tượng Nhãn hiệu dùng cho các hàng hóa dịch vụ Chỉ dẫn địa lý dùng cho hàng hóa (các sản phẩm có nguồn gốc địa lý,…)
Điều kiện bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp Nhãn hiệu phải thỏa mãn điều kiện quy định tại Điều 72,73,74 Luật SHTT, có thể khái quát bao gồm hai điều kiện:

-Nhãn hiệu phải nhìn thấy được

– Có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hóa, dịch vụ của chủ thể khác

Nhìn chung, điều kiện bảo hộ của nhãn hiệu dễ dàng đáp ứng hơn đối với chỉ dẫn địa lý.

Chỉ dẫn địa lý phải thỏa mãn điều kiện quy định tại Điều 79,80,81,82 Luật SHTT, có thể khái quát bao gồm hai điều kiện:

– Đúng là sản phẩm có xuất xứ từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hoặc nước tương ứng với chỉ dẫn địa lý.

– Sản phẩm có danh tiếng, chất lượng hoặc đặc tính chủ yếu do điều kiện địa lý của khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hoặc nước tương ứng với chỉ dẫn địa lý quyết định (sản phẩm gắn với điều kiện tự nhiên, khí hậu, con người khu vực,…)

Chủ thể có quyền đăng ký Điều 87 Luật SHTT quy định: Cá nhân, tổ chức được thành lập hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm của mình (Đối với các loại nhãn hiệu riêng lại có quy định riêng về chủ thể được quyền đăng ký) Điều 88 Luật SHTT quy định: Nhà nước có quyền đăng ký.

Nhà nước có thể cho phép – Bản thân cá nhân hoặc tổ chức sản xuất sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý;

-Tổ chức đại diện cho tổ chức, cá nhân sản xuất;

– Cơ quan hành chính địa phương thực hiện đăng ký.

Chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp Tổ chức, cá nhân được cơ quan có thẩm quyền cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu

(Khoản 1 Điều 121 Luật SHTT)

Nhà nước là chủ sở hữu chỉ dẫn địa lý theo quy định tại Khoản 4 Điều 121 Luật SHTT
Chủ thể có quyền sử dụng -Chủ sở hữu hoặc người được chủ sở hữu chuyển giao quyền sử dụng đối với nhãn hiệu thông thường.

-Chủ sở hữu, Thành viên của tổ chức đăng ký nhãn hiệu tập thể (Khoản 17 Điều 4);

-Cá nhân, tổ chức được đáp ứng tiêu chuẩn được chủ sở hữu cho phép đối với nhãn hiệu chứng nhận (Khoản 18 Điều 4)

Các cá nhân, tổ chức sản xuất sản phẩm đáp ứng các điều kiện, tiêu chuẩn về tính chất, chất lượng sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý
Thời hạn bảo hộ 10 năm kể từ ngày nộp đơn đăng ký, có thể gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần mười năm ( Khoản 6 Điều 93 Luật SHTT) Vô thời hạn kể từ ngày được cấp văn bằng bảo hộ

(Khoản 7 Điều 93 Luật SHTT)

Thủ tục xác lập việc bảo hộ – Đối với nhãn hiệu nổi tiếng: chủ sở hữu của nhãn hiệu đáp ứng các điều kiện của nhãn hiệu nổi tiếng yêu cầu công nhận theo thủ tục tố tụng dân sự hoặc theo quyết định công nhận của Cục Sở hữu trí tuệ Thủ tục đăng ký: Chủ thể có thẩm quyền đăng ký đối với chỉ dẫn địa lý đáp ứng các điều kiện bảo hộ nộp đơn đăng ký tại cơ quan quản lý nhà nước
Thời hạn thẩm định nội dung đăng ký sở hữu công nghiệp Không quá 9 tháng kể từ ngày công bố đơn (điểm b Khoản 2 Điều 119 Luật SHTT) Không quá 6 tháng kể từ ngày công bố đơn (điểm d Khoản 2 Điều 119 Luật SHTT)
Thời điểm chấm dứt hiệu lực của văn bằng bảo hộ Khi thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điểm a, b, c, d, đ, e Khoản 1 Điều 95 Luật SHTT Điểm g Khoản 1 Điều 95 Luật SHTT:

Các điều kiện tạo nên danh tiếng, chất lượng, đặc tính cả sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý bị thay đổi hay không còn nữa

Giờ  hạn trong việc chuyển giao – Nhãn hiệu được phép chuyển nhượng quyền sở hữu nhưng phải thỏa mãn điều kiện đối với người có quyền đăng ký nhãn hiệu (khoản 5 Điều 139)

– Được phép chuyển giao quyền sử dụng cho người khác với điều kiện người được chuyển giao phải ghi trên hàng hóa về việc hàng hóa đó được sản xuất theo hợp đồng sử dụng nhãn hiệu (Khoản 4 Điều 142)

– Chỉ dẫn địa lý không được phép chuyển nhượng quyền sở hữu cho người khác (khoản 2 Điều 139)

– Không được chuyển giao quyền sử dụng (khoản 1 Điều 142)

Hành vi xâm phạm quyền SHCN Theo Khoản 1 Điều 129 bao gồm các hành vi:

Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hoá, dịch vụ trùng với hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó;

– Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hoá, dịch vụ tương tự hoặc liên quan tới hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hoá, dịch vụ;

– Sử dụng dấu hiệu tương tự với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hoá, dịch vụ trùng, tương tự hoặc liên quan tới hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hoá, dịch vụ;

– Sử dụng dấu hiệu trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu nổi tiếng hoặc dấu hiệu dưới dạng dịch nghĩa, phiên âm từ nhãn hiệu nổi tiếng cho hàng hoá, dịch vụ bất kỳ, kể cả hàng hoá, dịch vụ không trùng, không tương tự và không liên quan tới hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu nổi tiếng, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hoá hoặc gây ấn tượng sai lệch về mối quan hệ giữa người sử dụng dấu hiệu đó với chủ sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng.

Theo Khoản 3 Điều 129 bao gồm các hành vi:

– Sử dụng chỉ dẫn địa lý được bảo hộ cho sản phẩm mặc dù có nguồn gốc xuất xứ từ khu vực địa lý mang chỉ dẫn địa lý, nhưng sản phẩm đó không đáp ứng các tiêu chuẩn về tính chất, chất lượng đặc thù của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý;

– Sử dụng chỉ dẫn địa lý được bảo hộ cho sản phẩm tương tự với sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý nhằm mục đích lợi dụng danh tiếng, uy tín của chỉ dẫn địa lý;

– Sử dụng bất kỳ dấu hiệu nào trùng hoặc tương tự với chỉ dẫn địa lý được bảo hộ cho sản phẩm không có nguồn gốc từ khu vực địa lý mang chỉ dẫn địa lý đó làm cho người tiêu dùng hiểu sai rằng sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực địa lý đó;

– Sử dụng chỉ dẫn địa lý được bảo hộ đối với rượu vang, rượu mạnh cho rượu vang, rượu mạnh không có nguồn gốc xuất xứ từ khu vực địa lý tương ứng với chỉ dẫn địa lý đó, kể cả trường hợp có nêu chỉ dẫn về nguồn gốc xuất xứ thật của hàng hoá hoặc chỉ dẫn địa lý được sử dụng dưới dạng dịch nghĩa, phiên âm hoặc được sử dụng kèm theo các từ loại, kiểu, dạng, phỏng theo hoặc những từ tương tự như vậy.

[1] Xem Khoản 3 Điều 6 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung 2009 (Sau đây gọi là Luật SHTT)

[2] Xem Khoản 1 Điều 93 Luật SHTT

Tham khảo thêm:

1900.0191