Cơ quan giải quyết tranh chấp Hợp đồng, thỏa thuận và các chế tài xử lý hiện nay

Cơ sở pháp lý:

– Bộ luật dân sự năm 2015;

– Luật hòa giải ở cơ sở năm 2013;

– Bộ luật lao động năm 2012;

– Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015;

– Luật Trọng tài thương mại năm 2010.

Trả lời:

Hiện nay, trên thực tế tồn tại các phương thức giải quyết tranh chấp Hợp đồng sau:

1/ Phương thức thương lượng, hòa giải

2/ Phương thức giải quyết thông qua trọng tài

3/ Phương thức giải quyết thông qua Tòa án

Thứ nhất, về phương thức thương lượng, hòa giải:

Đây là phương thức đầu tiên xuất hiện khi xảy ra trranh chấp giữa các bên. Hiện nay có 2 xu hướng hòa giải:

Tự hòa giải: là việc các bên chủ động thương lượng, thỏa thuận đi tới thống nhất trong việc giải quyết tranh chấp mà không có sự can thiệp của bên thứ ba. Theo đó các bên tự nguyện, thiện chí giải quyết tranh chấp theo thỏa thuận.

Hòa giải qua trung gian: là việc các bên tiến hành hòa giải với nhau dưới sự hổ trợ, giúp đỡ của bên thứ ba (trung gian hòa giải). Trung gian hòa giải là cá nhân, tổ chức hay Tòa án phụ thuộc vào sự lựa chọn của các bên tranh chấp hoặc quy định của pháp luật. Cụ thể:

Căn cứ vào Bộ luật dân sự năm 2015:

Điều 7. Chính sách của Nhà nước đối với quan hệ dân sự

2. Trong quan hệ dân sự, việc hòa giải giữa các bên phù hợp với quy định của pháp luật được khuyến khích.

Căn cứ vào Luật hòa giải ở cơ sở năm 2013:

Điều 3. Phạm vi hòa giải ở cơ sở

1. Việc hòa giải ở cơ sở được tiến hành đối với các mâu thuẫn, tranh chấp, vi phạm pháp luật, trừ các trường hợp sau đây:

a) Mâu thuẫn, tranh chấp xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng;

b) Vi phạm pháp luật về hôn nhân và gia đình, giao dịch dân sự mà theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự không được hòa giải;

c) Vi phạm pháp luật mà theo quy định phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc bị xử lý vi phạm hành chính;

d) Mâu thuẫn, tranh chấp khác không được hòa giải ở cơ sở theo quy định pháp luật.

2. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Điều 16. Căn cứ tiến hành hòa giải

Hòa giải ở cơ sở được tiến hành khi có một trong các căn cứ sau đây:

1. Một bên hoặc các bên yêu cầu hòa giải;

2. Hòa giải viên chứng kiến hoặc biết vụ, việc thuộc phạm vi hòa giải;

3. Theo phân công của tổ trưởng tổ hòa giải hoặc đề nghị của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

Căn cứ vào Bộ luật lao động năm 2012:

Điều 201. Trình tự, thủ tục hòa giải tranh chấp lao động cá nhân của hòa giải viên lao động

1. Tranh chấp lao động cá nhân phải thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động trước khi yêu cầu tòa án giải quyết, trừ các tranh chấp lao động sau đây không bắt buộc phải qua thủ tục hòa giải:

a) Về xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải hoặc tranh chấp về trường hợp bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;

b) Về bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động;

c) Giữa người giúp việc gia đình với người sử dụng lao động;

d) Về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, về bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế.

đ) Về bồi thường thiệt hại giữa người lao động với doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

Điều 204. Trình tự giải quyết tranh chấp lao động tập thể tại cơ sở

1. Trình tự hoà giải tranh chấp lao động tập thể được thực hiện theo quy định tại Điều 201 của Bộ luật này. Biên bản hòa giải phải nêu rõ loại tranh chấp lao động tập thể.

Căn cứ vào Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015:

Điều 10. Hòa giải trong tố tụng dân sự

Tòa án có trách nhiệm tiến hành hòa giải và tạo điều kiện thuận lợi để các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ việc dân sự theo quy định của Bộ luật này.

Thứ hai, về phương thức giải quyết thông qua trọng tài:

Đây là phương thức giải quyết thông qua bên trung gian là Trọng tài viên hoặc Hội đồng trọng tài. Hiện nay, phương thức này chỉ được áp dụng đối với quan hệ thương mại và quan hệ lao động. Trọng tài thương mại hay Tòa án chỉ giải quyết tranh chấp nếu có thỏa thuận trọng tài giữa các bên trong hợp đồng. Trong khi đó, Hội đồng trọng tài lao động có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động về lợi ích khi một trong các bên có đơn yêu cầu.

Căn cứ vào Luật Trọng tài thương mại năm 2010:

Điều 2. Thẩm quyền giải quyết các tranh chấp của Trọng tài

1. Tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động thương mại.

2. Tranh chấp phát sinh giữa các bên trong đó ít nhất một bên có hoạt động thương mại.

3. Tranh chấp khác giữa các bên mà pháp luật quy định được giải quyết bằng Trọng tài.

Điều 5. Điều kiện giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài

1. Tranh chấp được giải quyết bằng Trọng tài nếu các bên có thoả thuận trọng tài. Thỏa thuận trọng tài có thể được lập trước hoặc sau khi xảy ra tranh chấp.

Điều 7. Xác định Toà án có thẩm quyền đối với hoạt động trọng tài

1. Trường hợp các bên đã có thỏa thuận lựa chọn một Tòa án cụ thể thì Tòa án có thẩm quyền là Tòa án được các bên lựa chọn.

Căn cứ vào Bộ luật lao động năm 2012:

Điều 203. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể

2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể về lợi ích bao gồm:

a) Hoà giải viên lao động;

b) Hội đồng trọng tài lao động.

Điều 204. Trình tự giải quyết tranh chấp lao động tập thể tại cơ sở

2. Trong trường hợp hoà giải không thành hoặc một trong hai bên không thực hiện các thỏa thuận trong biên bản hòa giải thành thì thực hiện theo quy định sau đây:

 b) Đối với tranh chấp lao động tập thể về lợi ích các bên có quyền yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động giải quyết.

Thứ ba, về phương thức giải quyết thông qua Tòa án:

Trường hợp các bên hòa giải không thành hoặc không tiến hành hòa giải mà nộp đơn khởi kiện trực tiếp cho Tòa án thì Tòa án được xem là cơ quan giải quyết tranh chấp. Tuy nhiên, lúc này cần xem xét vấn đề thẩm quyền giải quyết của Tòa án đối với tranh chấp về hợp đồng.

Căn cứ vào Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015:

Điều 26. Những tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án

3. Tranh chấp về giao dịch dân sự, hợp đồng dân sự.

Điều 32. Những tranh chấp về lao động thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án

1. Tranh chấp lao động cá nhân giữa người lao động với người sử dụng lao động phải thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động mà hòa giải thành nhưng các bên không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, hòa giải không thành hoặc không hòa giải trong thời hạn do pháp luật quy định, trừ các tranh chấp lao động sau đây không bắt buộc phải qua thủ tục hòa giải:

 a) Về xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải hoặc tranh chấp về trường hợp bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;

b) Về bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động;

đ) Về bồi thường thiệt hại giữa người lao động với doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

Tham khảo thêm:

1900.0191