Đơn yêu cầu xử phạt sai phạm trong lĩnh vực đất đai

Đơn yêu cầu xử phạt sai phạm trong lĩnh vực đất đai do cá nhân gửi tới cơ quan chức năng nhằm yêu cầu xem xét xử lý vi phạm đối với cá nhân, tổ chức khác khi phát hiện hành vi nghi vấn.

Mẫu Đơn yêu cầu xử phạt sai phạm trong lĩnh vực đất đai

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

———–o0o———–

Hà Nội, ngày 6 tháng 2 năm 2020

ĐƠN YÊU CẦU XỬ PHẠT

(V/v: Xử phạt hộ dân sai phạm trong lĩnh vực đất đai )

Kính gửi: Chủ tịch UBND quận Đống Đa

– Căn cứ Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012;

– Căn cứ Luật đất đai năm 2013;

– Căn cứ Nghị định số 91/2019/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai;

Tên:                                   ngày sinh:                                Giới tính:

CMND số:                          ngày cấp:                                 Nơi cấp:

Hộ khẩu thường trú:

Nơi cư trú hiện tại:

Thông tin liên lạc:

Nội dung sự việc trình bày:

Tôi và gia đình hiện đang sinh sống tại căn nhà số 6 Nguyễn Chí Thanh. Sát vách với nhà tôi là  nhà số 8 Nguyễn Chí Thanh do chị M là chủ hộ. 02 tháng vừa qua, chị M thực hiện ý định mở rộng không gian sinh hoạt bằng cách xây thêm tầng cho căn nhà của chị. Xuyên suốt quá trình xây dựng, cơi nới nhà ở, chị và thợ xây do chị thuê đã liên tục để bao cát, xi măng, gạch ngói và một số vật liệu xây dựng khác lên sân nhà tôi gây cản trở cho sự đi lại, ra vào của tôi và các thành viên trong gia đình. Tuy tôi đã nhắc nhở nhiều lần nhưng chị vẫn cố tình tiếp diễn hành vi trên. Vì lẽ đó, nay tôi làm đơn này yêu cầu Chủ tịch UBND quận Đống Đa xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm của chị M.

Căn cứ khoản 3 Điều 14 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012:

Điều 14. Trách nhiệm đấu tranh phòng, chống vi phạm hành chính

 3. Cá nhân, tổ chức có trách nhiệm phát hiện, tố cáo và đấu tranh phòng, chống vi phạm hành chính.

Căn cứ khoản 1 Điều 16 Nghị định số 91/2019/NĐ-CP:

 Điều 16. Gây cản trở hoặc thiệt hại cho việc sử dụng đất của người khác

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với trường hợp đưa vật liệu xây dựng hoặc các vật khác lên thửa đất của người khác hoặc thửa đất của mình mà gây cản trở hoặc thiệt hại cho việc sử dụng đất của người khác.Căn cứ điểm c khoản 2 Điều 18 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012:

Điều 18. Trách nhiệm của thủ trưởng cơ quan, đơn vị trong công tác xử lý vi phạm hành chính

2. Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm sau đây:

c) Giải quyết kịp thời khiếu nại, tố cáo về xử lý vi phạm hành chính trong ngành, lĩnh vực do mình phụ trách theo quy định của pháp luật;

Căn cứ điểm a, điểm b khoản 2 ĐIều 38 Nghị định số 91/2019/NĐ-CP:

 Điều 38. Thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp trong việc xử phạt vi phạm hành chính

 2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;

 Từ những căn cứ trên, tôi nhận định mỗi cá nhân đều có quyền phát giác, tố cáo các hành vi vi phạm hành chính tới cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Nói cách khác, tôi hoàn toàn có quyền tố cáo hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai của chị M, đó là “đưa vật liệu xây dựng lên thửa đất của người khác mà gây cản trở cho việc sử dụng đất của người khác”. Hành vi này có thể bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng. Với mức phạt như vậy, hành vi này thuộc thẩm quyền xử lý của Chủ tịch UBND quận Đống Đa. Trách nhiệm của Chủ tịch UBND lúc này là kịp thời giải quyết tố cáo trên, bảo đảm quyền lợi hợp pháp cho tôi. Theo đó, tôi yêu cầu  Chủ tịch UBND tiến hành:

– Kịp thời ngăn chặn hành vi vi phạm;

– Xử phạt theo mức phạt phù hợp với tính chất, mức độ vi phạm

Tôi xin cam kết toàn bộ nội dung trên là sự thật. Tôi sẽ chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của toàn bộ nội dung yêu cầu.

Người viết đơn

Tham khảo thêm:

1900.0191