Bảo vệ quyền lợi của người mua được tài sản bán đấu giá để thi hành án dân sự

Trong thi hành án dân sự, nếu người phải thi hành án có điều kiện nhưng không tự nguyện thi hành sẽ bị áp dụng biện pháp cưỡng chế và một trong số đó là biện pháp kê biên, xử lý tài sản.

Bảo vệ quyền lợi của người mua được tài sản bán đấu giá để thi hành án dân sự

Tài sản kê biên có thể sẽ được đưa ra bán đấu giá hoặc bán theo hình thức thông thường. Bán đấu giá tài sản là hình thức bán tài sản công khai theo phương thức trả giá lên (là phương thức trả giá từ thấp lên cao cho đến khi có người trả giá cao nhất), có từ hai người trở lên tham gia với nguyên tắc, trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật.

Theo đó, về nguyên tắc, người mua được tài sản bán đấu giá có quyền nhận tài sản sau khi thanh toán xong tiền mua tài sản. Tuy nhiên, trong thực tế, nhiều trường hợp, người mua được tài sản bán đấu giá nhưng chưa được đảm bảo quyền lợi, đặc biệt là không/chưa nhận được tài sản.

Điều này ảnh hưởng đến quyền lợi của người mua được tài sản bán đấu giá, ảnh hưởng đến hoạt động bán đấu giá của các tổ chức bán đấu giá tài sản, đặc biệt là ảnh hưởng đến hiệu quả thi hành án dân sự, tạo tâm lý không tốt đối với người dân khi có ý định mua tài sản bán đấu giá của cơ quan thi hành án dân sự.

Để tìm hiểu rõ hơn về quyền lợi của người mua được tài sản bán đấu giá, về quy định của pháp luật và vấn đề thực thi, cũng như các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng của hoạt động này, kính mời độc giả tìm đọc bài viết “Bảo vệ quyền lợi của người mua được tài sản bán đấu giá để thi hành án dân sự” của tác giả Lê Vĩnh Châu, đăng tải trên Tạp chí Dân chủ và Pháp luật số định kỳ 64 trang tháng 01/2015.

Thành Trung

Bài liên quan:

1900.0191