Quản trị rủi ro tín dụng trong các ngân hàng thương mại

Trong thời gian qua, vấn đề rủi ro và quản trị rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng của các tổ chức tín dụng Việt Nam đã trở nên bức thiết khi có các con số về nợ xấu được công bố.

Quản trị rủi ro tín dụng trong các ngân hàng thương mại

Cho dù được đề cập hay biện luận bằng cách thức nào, thì quản trị rủi ro là cách thức tốt nhất mà tất cả các chủ thể kinh doanh cần thực hiện để không bị mất vốn đầu tư.

Trong quản trị rủi ro tín dụng, thì tối đa hóa lợi nhuận cho sở hữu chủ, trở thành ngân hàng thương mại tốt nhất về quản trị rủi ro tín dụng và sử dụng tài sản trong hoạt động cấp tín dụng là hai mục tiêu cốt lõi.

Trên cơ sở nguyên tắc chuẩn mực quản trị rủi ro quốc tế, hệ thống quản trị rủi ro vốn tín dụng bao gồm các vấn đề cơ bản như:

  • Cơ sở pháp lý cho hoạt động cấp tín dụng phải đầy đủ và chuẩn mực;
  • Chất lượng nguồn nhân lực trong quản lý rủi ro;
  • Xây dựng hệ thống phân khúc thị trường và phân khúc khách hàng;
  • Thẩm định và phê duyệt hồ sơ tín dụng;
  • Cấu trúc hệ thống các bộ phận tham gia vào việc tìm kiếm khách hàng, xem xét và quyết định tín dụng;
  • Cần xây dựng các quy trình cụ thể, rõ ràng điều chỉnh hoạt động cấp tín dụng;
  • Vấn đề cảnh báo sớm;
  • Cơ cấu lại khoản nợ và thu hồi nợ.

Để tìm hiểu rõ hơn về mục tiêu chủ yếu của việc xây dựng tổng thể các yếu tố quản trị rủi ro tín dụng đối với ngân hàng thương mại, các yếu tố cơ bản của hệ thống quản trị rủi ro và các vấn đề pháp lý đặt ra, kính mời độc giả đón đọc bài viết “Quản trị rủi ro tín dụng trong các ngân hàng thương mại” của tác giả Nguyễn Ngọc Lương và Phạm Thị Giang Thu đăng trên Tạp chí phát hành hàng tháng số tháng 7 (268) của Tạp chí Dân chủ và Pháp luật.

Bùi Huyền

Bài liên quan:

1900.0191