Pháp luật giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại bằng trọng tài

Cùng với sự phát triển của thương mại trong nước và quốc tế, các trọng tài thương mại ngày càng phát huy vai trò của mình, với ý nghĩa là một phương thức giải quyết tranh chấp mang tính tài phán được các thương nhân ưa chuộng lựa chọn để giải quyết tranh chấp về hợp đồng thương mại, đặc biệt là hợp đồng thương mại quốc tế.

Pháp luật giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại bằng trọng tài

Pháp luật về trọng tài cũng được xây dựng theo hướng ngày càng hoàn thiện nhằm tạo khung pháp luật phù hợp cho việc giải quyết tranh chấp về thương mại nói chung, về hợp đồng thương mại nói riêng và trở thành một lĩnh vực pháp luật độc lập có đối tượng điều chỉnh và phạm vi áp dụng riêng, bên cạnh các quy định của pháp luật về giải quyết tranh chấp tại Tòa án.

Để tạo cơ sở pháp lý cho trọng tài hoạt động nói chung và sự phát triển của phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài trong kinh doanh nói riêng, pháp luật về trọng tài ra đời với ý nghĩa là một lĩnh vực pháp luật độc lập về tố tụng trọng tài và tồn tại bên cạnh pháp luật về tố tụng tại Tòa án.

Tất cả các tổ chức trọng tài đều hoạt động theo Luật Trọng tài và xét xử theo quy tắc tố tụng trọng tài có liên quan, tức là phải tuân theo luật tố tụng, còn được gọi là luật hình thức. Tuy nhiên, cũng như Tòa án, khi giải quyết tranh chấp về hợp đồng thương mại trọng tài phải căn cứ vào hợp đồng, vào luật áp dụng cho hợp đồng, tức là trọng tài phải căn cứ vào luật nội dung.

Để tìm hiểu về những đặc điểm của pháp luật về giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại bằng trọng tài và ý nghĩa của việc nghiên cứu pháp luật giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại bằng trọng tài, kính mời độc giả đón đọc bài viết “Pháp luật giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại bằng trọng tài”của tác giả Phan Thông Anh đăng trên Số định kỳ 64 trang tháng 4/2015 của Tạp chí Dân chủ và Pháp luật.

Huyền Trang

Bài liên quan:

1900.0191