Mẫu đơn kiện công ty không đóng bảo hiểm xã hội

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do –  Hạnh phúc

……., ngày…. tháng …..năm …..

ĐƠN KHỞI KIỆN

V/v CÔNG TY………. không đóng bảo hiểm xã hội

  • Căn cứ Luật Tố tụng Dân sự 2011;
  • Căn cứ Luật hình sự 2015;
  • Căn cứ Luật Lao động 2012 sửa đổi năm 2019;
  • Nghị quyết số 05/2019/NQ-HĐTP ngày 15/8/2019 do Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao ban hành về việc hướng dẫn áp dụng Điều 214 về tội gian lận BHXH, BHTN, Điều 215 về tội gian lận BHYT và Điều 216 về tội trốn đóng BHXH, BHYT, BHTN cho người lao động (NLĐ) của Bộ luật Hình sự;
  • Căn cứ Hợp đồng lao động  số… ngày…/…/….
  • Căn cứ tình hình thực tế

Kính gửi: TOÀ ÁN NHÂN DÂN…………………

Người khởi kiện:………………

Địa chỉ:…………………………

Điện thoại (nếu có):………..                      Web (nếu có):…………..

Email (nếu có):……………..                      Fax (nếu có):…………….

Cơ quan bị kiện: CÔNG TY……………

Địa chỉ:…………………………

Điện thoại (nếu có):………..                      Web (nếu có):…………..

Email (nếu có):……………..                      Fax (nếu có):…………….

Người có quyền, lợi ích được bảo vệ (nếu có):…………

Địa chỉ:………………………

Điện thoại (nếu có):………..                      Web (nếu có):…………..

Email (nếu có):……………..                      Fax (nếu có):…………….

Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan (nếu có):………

Địa chỉ:……………………

Điện thoại (nếu có):………..                      Web (nếu có):…………..

Email (nếu có):……………..                      Fax (nếu có):…………….

NỘI DUNG KHỞI KIỆN

…………………………………………………………………

Căn cứ Khoản…Điều…Luật…..

Và căn cứ Điều 4 Bộ luật Tố tụng dân sự 2011:

“Điều 4. Quyền yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân do Bộ luật này quy định có quyền khởi kiện vụ án dân sự, yêu cầu giải quyết việc dân sự tại Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu Tòa án bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của mình hoặc của người khác.

2. Tòa án không được từ chối giải quyết vụ việc dân sự vì lý do chưa có điều luật để áp dụng.

Vụ việc dân sự chưa có điều luật để áp dụng là vụ việc dân sự thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật dân sự nhưng tại thời điểm vụ việc dân sự đó phát sinh và cơ quan, tổ chức, cá nhân yêu cầu Tòa án giải quyết chưa có điều luật để áp dụng.

Việc giải quyết vụ việc dân sự quy định tại khoản này được thực hiện theo các nguyên tắc do Bộ luật dân sự và Bộ luật này quy định.”

Và căn cứ theo Điều 216 Bộ luật hình sự 2015:

“Điều 216. Tội trốn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động

1. Người nào có nghĩa vụ đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động mà gian dối hoặc bằng thủ đoạn khác để không đóng hoặc không đóng đầy đủ theo quy định từ 06 tháng trở lên thuộc một trong những trường hợp sau đây, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:

a) Trốn đóng bảo hiểm từ 50.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng;

b) Trốn đóng bảo hiểm cho từ 10 người đến dưới 50 người lao động.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng năm đến 03 năm:

a) Phạm tội 02 lần trở lên;

b) Trốn đóng bảo hiểm từ 300.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;

c) Trốn đóng bảo hiểm cho từ 50 người đến dưới 200 người;

d) Không đóng số tiền bảo hiểm đã thu hoặc đã khấu trừ của người lao động quy định tại điểm a hoặc điểm b khoản 1 Điều này.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Trốn đóng bảo hiểm 1.000.000.000 đồng trở lên;

b) Trốn đóng bảo hiểm cho 200 người trở lên;

c) Không đóng số tiền bảo hiểm đã thu hoặc đã khấu trừ của người lao động quy định tại điểm b hoặc điểm c khoản 2 Điều này.

4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

5. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:

a) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng;

b) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng;

c) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng.”

Tôi nhận thấy, việc CÔNG TY…….. không đóng bảo hiểm xã hội cho …… là đã phạm tội trốn đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động và gây ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của tôi.

Tôi yêu cầu Toà án giải quyết những vấn đề sau đây:

  • Đề nghị xác nhận, thẩm tra vụ việc;
  • Xử phạt vi phạm theo Khoản…Điều 216 Bộ luật Hình sự 2015 và Điều……;
  • Bồi thường cho….. số tiền……đồng và ……………

Danh mục tài liệu kèm theo đơn kiện gồm có:

1. Hợp đồng lao động  số… ngày…/…/….;

2. Chứng minh nhân dân của người khởi kiện, người có quyền và lợi ích được bảo vệ, người có quyền và nghĩa vụ liên quan;

3………………………………………

4………………………………………

 Tôi cam đoan những nội dung khởi kiện trên đây là đúng sự thật và chịu trách nhiệm trước pháp luật về cam đoan của mình.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

 Người khởi kiện
(Ký, ghi rõ họ, chữ đệm, tên)        
1900.0191