Điều kiện để doanh nghiệp mở kinh doanh sân golf

Điều kiện để doanh nghiệp mở kinh doanh sân golf là gì?

Công ty chúng tôi đã có kinh nghiệm trong thực hiện các dự án xây dựng và kinh doanh khu giải trí trên toàn quốc, hiện nay chúng tôi đang nhắm đến loại hình sân golf do đây là loại hình còn khá mới lạ tại Việt nam và cũng rất đặc biệt, vậy chúng tôi sẽ cần thực hiện những thủ tục hay phải tuân theo những điều kiện gì để có thể kinh doanh loại hình dịch vụ này? Cơ quan nào sẽ là đơn vị có thẩm quyền, hồ sơ có yêu cầu trực tiếp đứng tên diện tích sử dụng đất không?

Xin cảm ơn!


Điều kiện để doanh nghiệp mở kinh doanh sân golf
Điều kiện để doanh nghiệp mở kinh doanh sân golf

Luật sư Tư vấn Điều kiện để doanh nghiệp mở kinh doanh sân golf – Gọi 1900.0191

1./Thời điểm xảy ra tình huống pháp lý

Ngày 17 tháng 01 năm 2018

2./Cơ sở văn bản Pháp Luật áp dụng

  • Luật Đầu tư 2014;
  • Luật Doanh nghiệp 2014;
  • Quyết định 1946/QĐ-TTg Quyết định về việc phê duyệt Quy hoạch sân golf Việt Nam đến năm 2020.

3./Luật sư trả lời

Golf đối với người Việt Nam vẫn luôn được là một môn thể thao của “nhà giàu”, tạo ra doanh thu lớn cùng với một lượng lao động kéo theo không nhỏ, nhiều nhà đầu tư đã thấy đây là một lĩnh vực đầu tư hấp dẫn nhưng do tính chất tiêu tốn nhiều diện tích đất, lại đem lại lợi ích chủ yếu cho nhà đầu tư do vậy Nhà nước đã đưa ngành này trở thành một ngành nghề kinh doanh có điều kiện cần được phê duyệt bởi cơ quan từ cấp tỉnh trở lên.

Do vậy, để doanh nghiệp mở kinh doanh sân golf, trước hết doanh nghiệp cần xin được phê duyệt quy hoạch sân golf của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (Xem chi tiết tại Điều 3 Quyết định 1946/QĐ-TTg.) Tiêu chí, điều kiện phê duyệt Quy hoạch được quy định chi tiết tại Điều 1 Quyết định 1946/QĐ-TTg dưới đây:

“Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch sân golf Việt Nam đến năm 2020 với những nội dung chủ yếu sau:

1.Mục tiêu: Xây dựng sân golf phải bảo đảm phân bố hợp lý trên các vùng và cả nước; sử dụng tiết kiệm, hiệu quả đất đai góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, du lịch, thể thao, dịch vụ của các địa phương; tạo việc làm và tăng thu ngân sách nhà nước, đảm bảo phát triển hiệu quả và bền vững.

2.Quan điểm:

a) Xây dựng sân golf phải theo quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt tạo điều kiện góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của các địa phương theo hướng tăng dịch vụ, du lịch và lấy hiệu quả kinh tế, xã hội làm căn cứ đảm bảo phát triển môi trường bền vững;

b) Quy hoạch định hướng xây dựng sân golf theo hướng hiện đại, thân thiện với môi trường, đảm bảo môi trường xanh trong quy hoạch phát triển;

c) Xây dựng các sân golf phải theo từng giai đoạn phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương và phù hợp với định hướng phát triển kinh tế – xã hội của đất nước;

d) Các dự án sân golf không được sử dụng đất lúa, đất màu và đất quy hoạch xây dựng khu công nghiệp; khu đô thị; đất rừng (đặc biệt là rừng phòng hộ, rừng đặc dụng);

đ) Các dự án sân golf không được hỗ trợ tài chính từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước để xây dựng kết cấu hạ tầng trong và ngoài các khu chức năng của các dự án golf;

e) Ngoài mục tiêu thu lợi nhuận, việc xây dựng sân golf còn phải đáp ứng các nhu cầu giải trí, phát triển thể lực của cộng đồng.

3.Điều kiện hình thành

a) Phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội và quy hoạch sử dụng đất của các địa phương được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

b) Có vị trí địa lý phù hợp với yêu cầu, mục đích của dự án sân golf và điều kiện về kết cấu hạ tầng như giao thông, điện, nước; đáp ứng được yêu cầu về xử lý nước thải, bảo vệ môi trường bền vững;

c) Diện tích tối đa dành cho sân golf 18 lỗ là 100 ha;

d) Một sân golf không sử dụng quá 5 ha diện tích là đất lúa 1 vụ năng suất thấp;

d) Thời hạn thực hiện đầu tư một dự án sân golf không quá 4 năm kể từ khi được cấp phép;

e) Quy trình thẩm tra cấp giấy chứng nhận đầu tư và kiểm tra hoạt động các dự án sân golf thực hiện theo đúng quy định của Luật Đất đai và các quy định của pháp luật hiện hành;

g) Phải tuân thủ đầy đủ các tiêu chuẩn về môi trường theo quy định của pháp luật về môi trường.

4.Tiêu chí xây dựng

a) Tiêu chí tổng hợp quan trọng nhất của một sân golf tuyệt đối không được sử dụng đất lúa 2 vụ. Trường hợp phải sử dụng đất lúa để xây dựng sân golf thì chỉ được sử dụng đất lúa một vụ năng suất thấp, hiệu quả kinh tế không cao với diện tích không quá 5% tổng diện tích một sân golf đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; không được sử dụng đất thuộc quy hoạch xây dựng khu công nghiệp, khu đô thị, đất rừng (đặc biệt là rừng phòng hộ và rừng đặc dụng) để xây dựng sân golf;

b) Hiệu quả kinh tế – xã hội đánh giá ở mức báo cáo tiền khả thi, gồm:

– Các dự án dự kiến quy hoạch xây dựng sân golf sẽ có đóng góp lớn vào GDP, tạo việc làm khi đưa vào hoạt động khai thác.

– Không gây tổn hại về môi trường (phải có đánh giá tác động môi trường cho từng dự án).

– Đảm bảo giải quyết cơ bản việc làm cho người bị thu hồi đất trong vùng được quy hoạch xây dựng sân golf.

– Không gây ảnh hưởng và làm tổn hại đến các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể, danh lam thắng cảnh; đảm bảo quốc phòng an ninh.

– Dự kiến kế hoạch về tiến độ thực hiện khi xây dựng dự án sân golf;

c) Địa điểm quy hoạch các sân golf chủ yếu là ở vùng trung du miền núi, vùng bãi cát ven biển khu vực miền Trung và các khu vực trọng điểm du lịch của các vùng và cả nước.

d) Việc xây dựng các công trình phụ trợ phục vụ hoạt động sân golf chỉ được sử dụng đất đã giao để xây dựng sân golf, không được sử dụng đất đã cấp làm sân golf xây dựng nhà, biệt thự để bán, chuyển nhượng.

Tỷ lệ diện tích đất dành để xây dựng nhà ở thấp tầng cho thuê trong tổng diện tích đất sân golf mà chủ đầu tư được giao đất hoặc cho thuê tối đa không quá 10% và mật độ xây dựng gộp của sân golf tối đa không quá 5% diện tích của dự án sân golf (theo điểm 2.8.7. Mật độ xây dựng gộp trong quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng – ban hành theo Quyết định số 04/2008/QĐ-BXD ngày 03/4/2008 của Bộ Xây dựng);

đ) Các dự án đầu tư sân golf phải tự đảm bảo hạ tầng kỹ thuật, đường giao thông và sử dụng nguồn nước. Trong trường hợp sử dụng nguồn nước ngầm thì phải được cấp có thẩm quyền cho phép;

e) Dự án đầu tư xây dựng sân golf phải được lập, thẩm định, phê duyệt và phải có báo cáo đánh giá tác động môi trường theo đúng quy định của pháp luật. Báo cáo đánh giá tác động môi trường là căn cứ để quản lý hoạt động sân golf về môi trường của từng sân golf và phải được cơ quan có thẩm quyền xem xét, thẩm định trước khi cấp Giấy chứng nhận đầu tư;

g) Ở các vùng, đô thị, thành phố lớn, các khu du lịch trọng điểm nên quy hoạch địa điểm để xây dựng sân golf công cộng phục vụ lợi ích cộng đồng. Căn cứ vào mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội của các thành phố, vùng đô thị, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phối hợp với các Bộ, ngành liên quan xem xét nhu cầu về phát triển dịch vụ công, tiêu chí xây dựng sân golf và điều kiện phát triển kinh tế – xã hội của địa phương quy hoạch các sân golf công cộng phục vụ lợi ích cộng đồng;

h) Đối với các Chủ đầu tư xây dựng sân golf phải đáp ứng các tiêu chí sau:

– Phải có năng lực và khả năng về tài chính; có giải pháp, kế hoạch, cam kết cụ thể việc bố trí, sử dụng lao động, đặc biệt là lao động từ các hộ bị thu hồi đất để xây dựng sân golf.

– Xây dựng sân golf phải tuân thủ đúng các quy định của pháp luật từ khâu điều tra cơ bản, đền bù, giải phóng mặt bằng đến xây dựng và vận hành.

– Áp dụng các giải pháp kỹ thuật hiện đại trong quá trình hoạt động kinh doanh, đặc biệt là các công trình xử lý nước thải, phun thuốc, chăm sóc cây cỏ, đảm bảo môi trường.

– Phải triển khai các thủ tục đầu tư theo quy định và bảo đảm tiến độ thực hiện dự án ngay sau khi được cấp phép đầu tư; những dự án xây dựng sân golf đã được cấp phép mà sau 12 tháng không triển khai sẽ thu hồi giấy phép đầu tư; phải hoàn thành dự án và đưa vào sử dụng không quá 48 tháng kể từ ngày được cơ quan có thẩm quyền cấp phép;

i) Đối với các dự án sân golf đã được cấp Giấy chứng nhận đầu tư, đã triển khai xây dựng; dự án đã hoàn thành đang hoạt động trước ngày quy định này có hiệu lực thì tiếp tục được hoạt động, đồng thời phải bổ sung các điều kiện theo đúng quy định này. Đối với các dự án đã được cấp Giấy chứng nhận đầu tư, nằm trong quy hoạch này nhưng chưa triển khai xây dựng thì phải tuân thủ đầy đủ các điều kiện và tiêu chí của quy định này.”

Ngoài ra, đối với doanh nghiệp thì chủ doanh nghiệp còn phải làm các thủ tục đăng ký kinh doanh theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2014.

Với những tư vấn trên đây Công ty Luật LVN mong rằng đã có thể giải đáp được nhu cầu của quý khách, nếu quý khách vẫn còn chưa rõ hoặc có thông tin mới với trường hợp trên, quý khách có thể liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật Miễn phí số: 1900.0191 để được Luật sư hỗ trợ ngay lập tức.

Tham khảo thêm bài viết:

1900.0191