Quyền và trách nhiệm của quầy thuốc là gì

Quyền và trách nhiệm của quầy thuốc là gì?

Tôi mở quầy thuốc hoạt động tới nay đã được 2 tháng, tôi xin được tư vấn về quyền và trách nhiệm của quầy thuốc là gì, xin cảm ơn quý công ty và các luật sư rất nhiều.


Quyền và trách nhiệm của quầy thuốc là gì
Quyền và trách nhiệm của quầy thuốc là gì

Luật sư Tư vấn Quyền và trách nhiệm của quầy thuốc là gì – Gọi 1900.0191

Công ty Luật LVN

Xin cảm ơn quý khách đã tin tưởng và gửi thắc mắc đề nghị được tư vấn luật đến Công ty Luật LVN. Để thuận tiện cho việc quý khách có thể theo dõi cũng như xem lại nội dung tư vấn của chúng tôi, bộ phận Tư vấn pháp luật đã biên tập lại nội dung thành các Ấn bản thông tin pháp luật miễn phí và đăng tải trên website: wikiluat.com và luatlvn.com.

Đối với câu hỏi này, dựa trên những thông tin mà khách hàng cung cấp và căn cứ vào các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, các cam kết, thỏa thuận quốc tế được ghi nhận tại các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên và các văn bản thỏa thuận được ký kết nhân danh Nhà nước, Chính phủ Việt Nam. Chúng tôi đưa ra trả lời như sau:

1. Thời điểm sự kiện pháp lý

Ngày 20 tháng 09 năm 2017

2. Cơ sở pháp lý

Luật Dược 2016

3. Luật sư trả lời

Quầy thuốc là một trong những hình thức cơ sở bán lẻ được Luật Dược 2016 quy định, bảo vệ. Quyền và trách nhiệm của quầy thuốc được quy định cụ thể ở Điều 48, Luật Dược 2016 về Quyền và trách nhiệm của cơ sở bán lẻ là quầy thuốc.

Thứ nhất, về quyền:

– Các quyền chung của cơ sở kinh doanh thuốc, được  quy định tại các Điểm a, b, c và đ Khoản 1 Điều 42 của Luật này. Cụ thể như sau:

“a) Thực hiện một, một số hoặc tất cả hoạt động kinh doanh dược nếu đáp ứng đủ Điều kiện tương ứng với từng loại hình cơ sở kinh doanh theo quy định của Luật này;

b) Hưởng chính sách ưu đãi khi thực hiện hoạt động kinh doanh dược theo quy định của pháp luật;

đ) Tổ chức cơ sở bán lẻ thuốc lưu động tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, hải đảo, vùng có Điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của Chính phủ.”

Theo đó quầy thuốc có các quyền cơ bản như các cơ sở kinh doanh thuốc khác là: thực hiện hoạt động kinh doanh; hưởng chính sách ưu đãi của Nhà nước và tổ chức bán lẻ lưu động tại các vùng khó khăn (quy định tại Mục 3, Chương II, Nghị định 54/2017/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật dược)

Đồng thời, quầy bán thuốc lẻ có quyền:

“b) Mua và bán lẻ thuốc thuộc Danh Mục thuốc thiết yếu và Danh mục thuốc không kê đơn, trừ vắc xin; trường hợp mua, bán thuốc thuộc Danh Mục thuốc phải kiểm soát đặc biệt và Danh Mục thuốc hạn chế bán lẻ thực hiện theo quy định tại Điều 34 của Luật này. Đối với quầy thuốc ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, hải đảo, vùng có Điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn thì được bán thêm một số loại thuốc khác theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế;

c) Tham gia cấp phát thuốc của bảo hiểm, chương trình, dự án y tế khi đáp ứng yêu cầu và Điều kiện của bảo hiểm, chương trình, dự án đó.”

Các điểm vừa nêu trích trong Khoản 1, Điều 48, Luật dược 2016.

Thứ hai, về nghĩa vụ:

Được quy định tại, Khoản 2, Điều 42, giống như các đối tượng là cơ sở kinh doanh dược khác. Khái quát các nghĩa vụ đó là: Có Giấy chứng nhận đủ Điều kiện kinh doanh dược; Thu hồi thuốc, nguyên liệu làm thuốc; Bồi thường thiệt hại cho tổ chức, cá nhân bị thiệt hại do lỗi của cơ sở; Chấp hành quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về cung ứng thuốc, nguyên liệu làm thuốc khi xảy ra dịch bệnh nguy hiểm, thiên tai, thảm họa; Báo cáo Bộ Y tế hoặc Sở Y tế trong trường hợp tạm dừng hoạt động từ 06 tháng trở lên hoặc chấm dứt hoạt động; Thông báo, cập nhật danh sách người có Chứng chỉ hành nghề dược đang hành nghề tại cơ sở; Niêm yết công khai Chứng chỉ hành nghề dược và Giấy chứng nhận đủ Điều kiện kinh doanh dược; Báo cáo hằng năm và báo cáo theo yêu cầu của cơ quan quản lý về dược; Tuân thủ quy định trong việc mua, bán thuốc thuộc Danh Mục thuốc hạn chế bán lẻ; Niêm yết giá bán buôn, bán lẻ bằng đồng Việt Nam; Lưu giữ chứng từ, tài liệu có liên quan về thuốc; Bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc theo đúng Điều kiện trên nhãn; Ghi rõ tên thuốc, hàm lượng, hạn dùng cho người sử dụng trong trường hợp bán lẻ thuốc không đựng trong bao bì ngoài của thuốc; Chỉ bán thuốc kê đơn tại cơ sở bán lẻ thuốc khi có đơn thuốc.

Ngoài ra, không được bán nguyên liệu làm thuốc, trừ dược liệu.

      Trên đây là tư vấn của Công ty Luật LVN đối với trường hợp của quý khách. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác quý khách vui lòng liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật qua điện thoại miễn phí số: 1900.0191 để có thể được giải đáp nhanh nhất.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật – Công ty luật LVN


1900.0191