Quyết toán, thanh lý hợp đồng xây dựng

Quyết toán để thanh lý hợp đồng xây dựng như thế nào?


Luật sư Tư vấn Luật Xây dựng – Gọi 1900.0191

Dựa trên những thông tin được cung cấp và căn cứ vào các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, các cam kết, thỏa thuận quốc tế được ký kết nhân danh Nhà nước, Chính phủ Việt Nam. Chúng tôi đưa ra trả lời như sau:

1./ Thời điểm pháp lý

Ngày 13 tháng 08 năm 2018

2./ Cơ sở Pháp Luật liên quan tới vấn đề Quyết toán, thanh lý hợp đồng xây dựng

-Luật Xây dựng năm 2014;

-Nghị định số 37/2015/NĐ-CP quy định chi tiết về hợp đồng xây dựng;

3./ Luật sư tư vấn

Vấn đề quyết toán, thanh lý hợp đồng xây dựng được pháp luật quy định như sau:

Quyết toán hợp đồng là việc xác định tổng giá trị cuối cùng của hợp đồng xây dựng mà bên giao thầu có trách nhiệm thanh toán cho bên nhận thầu khi bên nhận thầu hoàn thành tất cả các công việc theo thỏa thuận trong hợp đồng.

Căn cứ Khoản 2 Điều 22 Nghị định 37/2015/NĐ-CP,  hồ sơ quyết toán hợp đồng do bên nhận thầu lập phù hợp với từng loại hợp đồng, giá hợp đồng và thỏa thuận trong hợp đồng, bao gồm các tài liệu:

– Biên bản nghiệm thu hoàn thành toàn bộ công việc thuộc phạm vi hợp đồng và công việc phát sinh ngoài phạm vi hợp đồng.

– Bảng tính giá trị quyết toán hợp đồng xây dựng (gọi là quyết toán A-B), trong đó nêu rõ giá trị công việc hoàn thành theo hợp đồng; giá trị khối lượng công việc phát sinh (nếu có) ngoài phạm vi công việc theo hợp đồng đã ký, giá trị đã thanh toán hoặc tạm thanh toán và giá trị còn lại mà bên giao thầu có trách nhiệm thanh toán cho bên nhận thầu.

– Hồ sơ hoàn công, nhật ký thi công xây dựng công trình đối với hợp đồng có công việc thi công xây dựng.

– Các tài liệu khác theo thỏa thuận trong hợp đồng;

Điều 147 Luật Xây dựng 2014 quy định về quyết định, thanh lý hợp đồng xây dựng như sau:

Thứ nhất về trách nhiệm quyết toán hợp đồng xây dựng: bên nhận thầu có trách nhiệm quyết toán hợp đồng xây dựng với bên giao thầu phù hợp với loại hợp đồng và hình thức giá hợp đồng áp dụng. Nội dung quyết toán hợp đồng xây dựng phải phù hợp với thỏa thuận trong hợp đồng xây dựng.

Thứ hai về thời hạn thực hiện quyết toán: do các bên tự thỏa thuận, trừ hợp đồng xây dựng sử dụng vốn nhà nước, thời hạn quyết toán hợp đồng không vượt quá 60 ngày, kể từ ngày nghiệm thu hoàn thành toàn bộ công việc của hợp đồng, bao gồm cả phần công việc phát sinh (nếu có) và hợp đồng xây dựng có quy mô lớn thì được phép kéo dài thời hạn thực hiện quyết toán hợp đồng nhưng không vượt quá 120 ngày.

Thứ ba, các trường hợp được thanh lý hợp đồng xây dựng là:  Các bên đã hoàn thành nghĩa vụ theo hợp đồng; hoặc Hợp đồng xây dựng bị chấm dứt hoặc hủy bỏ theo quy định của pháp luật.

Thứ tư là về thời hạn thanh lý hợp đồng xây dựng: thời hạn thanh lý hợp đồng xây dựng do các bên hợp đồng thỏa thuận. Đối với hợp đồng xây dựng sử dụng vốn nhà nước, thời hạn thanh lý hợp đồng là 45 ngày kể từ ngày các bên hợp đồng hoàn thành các nghĩa vụ theo hợp đồng hoặc hợp đồng bị chấm dứt theo quy định. Đối với hợp đồng xây dựng có quy mô lớn, việc thanh lý hợp đồng có thể được kéo dài nhưng không quá 90 ngày.

Như vậy, việc quyết toán và thanh lý hợp đồng xây dựng được thực hiện phù hợp với quy định trên.

Với những tư vấn về câu hỏi Quyết toán, thanh lý hợp đồng xây dựng, Công ty Luật LVN mong rằng đã có thể giải đáp được nhu cầu của quý khách, nếu quý khách vẫn còn chưa rõ hoặc có thông tin mới với trường hợp trên, quý khách có thể liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật Miễn phí số: 1900.0191 để được Luật sư hỗ trợ ngay lập tức.

 

Tham khảo thêm bài viết:

1900.0191