Đơn khiếu nại không trả lương và hướng dẫn trình tự hồ sơ khiếu nại

Đơn khiếu nại không trả lương, Đơn khiếu nại chậm lương, Đơn khiếu nại đòi tiền lương.

Mục đích của người lao động khi tham gia tại đơn vị có phần nhiều là vì mức lương theo thỏa thuận, thế nhưng vì lý do nào đó, phía người sử dụng lao động hay công ty lại cố tình chậm lương hay không trả lương dẫn tới những khó khăn, bức xúc cho người lao động và tranh chấp là điều tất yếu sẽ xảy ra.

Pháp luật có quy định rất rõ về quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ lao động, các công ty, doanh nghiệp kể cả tư nhân hay đơn vị sự nghiệp đều chịu sự điều chỉnh, quản lý của một số cơ quan hữu quan nhất định, vì thế chúng tôi khuyến nghị các bạn nên sử dụng các biện pháp khiếu nại, tố cáo hợp pháp trước khi đẩy căng thẳng lên cao trào bằng một cuộc đình công hay một biện pháp cứng rắn khác.

1.Kinh nghiệm sử dụng Đơn khiếu nại không trả lương

1.1.Định nghĩa Đơn khiếu nại không trả lương

Đơn khiếu nại không trả lương là văn bản ghi nhận quan điểm của người viết đơn về việc không đồng tình với chế độ chi trả lương thưởng của đơn vị cùng với đó là đề nghị được công ty, cơ quan chức năng nhà nước giải quyết nhu cầu theo trình tự khiếu nại.

1.2.Hồ sơ khiếu nại về lương

Hồ sơ khiếu nại về việc không trả lương bao gồm:

  • Đơn khiếu nại không trả lương;
  • CMND/CCCD của người viết đơn;
  • Hợp đồng lao động/Thỏa ước lao động tập thể hay văn bản khác thể hiện thỏa thuận về việc lao động;
  • Các căn cứ chứng minh cho việc chậm lương, không trả lương hay từ chối trả lương trái quy định;
  • Bản sao Giấy phép đăng ký doanh nghiệp (nếu có);

1.3.Thẩm quyền giải quyết khiếu nại lương

Thẩm quyền giải quyết khiếu nại về chế độ lao động, an toàn, vệ sinh lao động phụ thuộc vào trình tự thực hiện việc khiếu nại, cụ thể như sau:

  • Khiếu nại lần 1: Người sử dụng lao động có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định, hành vi về lao động, an toàn, vệ sinh lao động của mình bị khiếu nại.
  • Khiếu nại lần 2: Chánh Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, nơi người sử dụng lao động đặt trụ sở chính có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai đối với khiếu nại về lao động, an toàn, vệ sinh lao động khi người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết lần đầu hoặc đã hết thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết.

1.4.Luật điều chỉnh vấn đề lương của người lao động

  • Bộ Luật Lao động 2019 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 20 tháng 11 năm 2019;
  • Nghị định số 24/2018/NĐ-CP ban hành ngày 27 tháng 02 năm 2018;

Công ty Luật LVN – Luật sư Tư vấn trực tuyến – Gọi ngay 1900.0191

2.Mẫu Đơn khiếu nại không trả lương


Đơn khiếu nại không trả lương là văn bản được áp dụng trong trường hợp người khiếu nại muốn đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại việc không trả lương cho người khiếu nại, xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của họ.

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

———

………………ngày…tháng…năm 2019

ĐƠN KHIẾU NẠI

(V/v không trả lương)

  • Căn cứ theo quy định tại Bộ luật Lao động năm 2012 ;
  • Căn cứ theo quy định tại luật Khiếu nại năm 2011;
  • Căn cứ…

Kính gửi: (Ghi rõ tên chủ thể /bộ phận có thẩm quyền: trưởng Phòng Kế toán/ Phòng Tài chính)

Tôi là:………………………………………………… Sinh ngày :……………………………..

CMND số: …………………….. Ngày cấp:………….. Nơi cấp:………………………….

Địa chỉ làm việc : ………………………………………………………………………………..

Chức vụ : …………………………………………………………………………………………..

Nội dung khiếu nại: (Trình bày chi tiết về sự việc công ty chậm trả lương: thời gian chậm trả, số tiền lương, những sự việc có liên quan…)

(Ví dụ : Tôi làm việc tại bộ phận…………của Công ty………………… từ thời điểm…………….đến nay. Trong thời gian……………………., tôi đã làm việc tổng cộng là….ngày. Tuy nhiên, công ty đã không trả lương cho tôi. Công ty không đưa ra bất kỳ thông báo hoặc lý do nào cho sự chậm trễ này. Điều này đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống của tôi và gia đình.)

Điều 96 Bộ luật Lao động năm 2012 quy định về nguyên tắc trả lương:

” Người lao động được trả lương trực tiếp, đầy đủ và đúng thời hạn.

Trường hợp đặc biệt không thể trả lương đúng thời hạn thì không được chậm quá 01 tháng và người sử dụng lao động phải trả thêm cho người lao động một khoản tiền ít nhất bằng lãi suất huy động tiền gửi do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm trả lương.”

Theo đó, hành vi không trả lương của công ty đã vi phạm quy định này. Vậy, căn cứ vào Điều 96 Bộ luật Lao động năm 2012, Điều 17 luật Khiếu nại năm 2011 và thực tế nêu trên, nay tôi làm đơn này khiếu nại về hành vi không trả lương của công ty ……………………………………………… tại địa chỉ ……………………………..…………………………………….. trong thời gian…………………………………………

Kính mong Quý cơ quan xem xét và giải quyết để bảo vệ quyền lợi cho tôi.

Tôi xin cam đoan nội dung khiếu nại là hoàn toàn đúng sự thật và xin chịu mọi trách nhiệm trước pháp luật về những nội dung nêu trên.

Tôi xin chân thành cảm ơn.

Người làm đơn

(Ký và ghi rõ họ tên)

DỊCH VỤ SOẠN THẢO ĐƠN, HỢP ĐỒNG, CÔNG VĂN CHỈ 500 NGÀN ĐỒNG -> GỌI NGAY 1900.0191

3.Cách thu thập chứng cứ chứng minh việc vi phạm trả lương của công ty

Việc nộp đơn khiếu nại sẽ phải kèm theo những căn cứ nếu có, chứng minh cho việc khiếu nại là hợp lý. Để chuẩn bị những căn cứ này, người lao động có thể xây dựng theo những phương án sau.

3.1.Người lao động có hay không tuân thủ quy định của công ty

Bản thân người làm đơn cần phải xem xét một cách khách quan liệu rằng mình có vi phạm quy định nào của công ty để dẫn tới việc không được nhận lương hay không. Thông thường nếu có, người lao động sẽ được thông báo, sẽ bị xử lý bằng biên bản công khai hoặc không công khai, sẽ bị áp dụng quy trình xử lý kỷ luật theo quy định.

3.2.Quá thời hạn trả lương theo nội quy, thỏa thuận lao động

Thời hạn trả lương sẽ được ghi nhận trên thỏa thuận lao động, Hợp đồng lao động hoặc nội quy công ty, bạn có thể dùng bản sao những tài liệu có căn cứ này để nộp kèm đơn khiếu nại, chứng minh cho việc đã quá thời hạn trả lương nhưng bạn vẫn chưa nhận được số tiền lương của mình.

3.3.Từ chối trả lương vì những lý do vi phạm pháp luật

Nếu việc không trả lương đã được thông báo cho bạn trước đó, bên cạnh đấy là những Quyết định hay hành vi của công ty ban hành thể hiện những lý do dẫn tới việc không trả lương, theo tìm hiểu bạn biết rằng đây là những căn cứ trái luật, không hợp lý, hợp tình thì bạn sẽ cần gửi kèm những văn bản, hình ảnh, video phản ánh lại hành vi đó và gửi tới cơ quan chức năng có thẩm quyền giải quyết khiếu nại.

Đây sẽ là những bằng chứng rõ ràng cho việc công ty đã hay đang sử dụng những lý do vi phạm pháp luật để xâm hại quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động.

4.Một số câu hỏi về Đơn khiếu nại không trả lương

Công ty không trả lương thì kiện ở đâu?

Đối với việc công ty không trả lương bạn có thể thực hiện quyền khiếu nại 2 lần:
Lần 01: Khiếu nại trực tiếp đến Ban giám đốc công ty;
Lần 02: Khiếu nại đến Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tại địa phương đăng ký hoạt động của công ty;

Thời hạn giải quyết cho việc khiếu nại đòi lương là bao lâu?

Theo quy định tại Nghị định số 24/2018/NĐ-CP, thì thời hạn giải quyết khiếu nại về tiền lương là không quá 60 ngày kể từ ngày thụ lý đơn khiếu nại.

Đơn khiếu nại không trả lương
Đơn khiếu nại không trả lương

Tham khảo thêm:

1900.0191