Các quy định trong bộ Luật Dân sự năm 2005 về bảo vệ quyền nhân thân của cá nhân

Các quy định trong bộ Luật Dân sự năm 2005 về bảo vệ quyền nhân thân của cá nhân. Trong xã hội hiện nay pháp luật đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Ngành luật Dân sự là một trong những ngành luật quan trọng nhất trong xã hội hiện nay, đây là một ngành luật có pham vi điều chỉnh vô cùng rộng lớn. Một trong những mục quan trọng mà luật Dân sự điều chỉnh và bảo vệ đó là các quyền liên quan đến cá nhân, các quyền liên quan đến nhân thân trong luật Dân sự Việt Nam vô cùng coi trọng và bảo vệ.

Sau đây chúng ta sẽ đi tìm hiểu và đánh giá về “Các quy định trong bộ Luật Dân sự năm 2005 về bảo vệ quyền nhân thân của cá nhân”. Quyền nhân thân được quy định trong bộ Luật gồm 28 điều ( từ điều 24 đến điều 52 ).

I, khái niện và đặc điểm của quyền nhân thân

1, Khái niệm

 Ở trong Luật không hề nêu cho chúng ta khái niệm về quyền nhân thân là gì. Chúng ta tạm lấy  Điều 24 BLDS là  khái niệm về quyền nhân thân “ Quyền nhân thân được quy định trong Bộ Luât này là quyền dân sự gắn liền với mỗi cá nhân, không thể chuyển giao cho người khác, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác ”

Như vậy có thể thấy được quyền nhân thân là quyền của cá nhân đối với các giá trị của mình về nhân thân và tài sản được pháp luật ghi nhân và bảo vệ.

2, Đặc điểm của quyền nhân thân

 Là gắn liền với mỗi cá nhân, tức là ai cũng có quyền nhân thân của mình ngay từ khi sinh ra, ví dụ như một em bé ngay từ khi sinh ra đã có quyền nhân thân là quyền được khai sinh. Quyền nhân thân của cá nhân là không thể chuyển giao cho người khác được, ví dụ như sức khỏe, danh dự,..thì chúng ta không thể chuyển giao được từ người A sang cho người B được. Chỉ trừ một số trường hợp do luật quy định, ví dụ như quyền tác giả được quy định ở Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 và sửa đổi bổ sung 2009.

Như vậy qua điều 24 ta có thể thấy Luật chưa đưa ra khái niệm hay định nghĩa về quyền nhân thân một cách rõ rang như nhứng quy định khác trong bộ luật này.( Ví dụ như điều 123: Mục đích của giao dịch dân sự  “ Mục đích của giao dịch dân sự là lợi ích hợp pháp mà các bên mong muốn đạt được khi xác lập giao dịch đó.”

Qua đây ta có thể thấy tính bất cập của quy định nếu nói quyền nhân thân là quyền của mỗi cá nhân không thể chuyển giao được nhưng lại trừ một số trường hợp khác do luật quy định thì tức là quyền nhân thân vẫn có thể tách ra khỏi mỗi cá nhân à?

II, Các quy định gắn với quyền nhân thân trong Bộ Luật Dân sự 2005

1, Các quyền nhân thân gắn với chủ thể trong quan hệ hôn nhân

Con người không chỉ sống một cách đơn thuần thôi mà họ còn có tình yêu và hưởng nhu cầu về hạnh phúc và duy trì nòi giống. Vì vậy điều 39 đã quy định về “quyền kết hôn”của nam và nữ nếu có đủ những điều kiện đã quy đinh ở trong Luật Hôn nhân và gia đình. Tức là kết hôn là một trong những quyền của con người được pháp luật ghi nhân và bảo vệ khi các chủ thể đáp ứng được những điều kiện nhất định.

Trong Luật ghi rõ việc tự do kết hôn mà không hề phân biệt dân tộc, tôn giáo, công dân Việt Nam hay nước ngoài. Và được quy định cụ thể trong Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000. Mọi người đều được phép kết hôn nhưng không dược phép vi phạm những quy định không cho kết hôn trong Luật hôn nhân và gia đình. (Ví dụ: chị A 18 tuổi , anh B 20 tuổi được phép kết hôn trên tinh thần tự nguyện, không bị ép buộc, lừa dối hoặc cưỡng ép bên nào và không thuộc vào những trường hợp bị cấm thì được ủy ban nhân dân xã, phường đăng ký kết hôn).

Nhưng qua đây ta cũng thấy sự bất cập ở quyền kết hôn bị giới hạn, như ta thấy hiện nay không chỉ có hai giới tính là nam và nữ mà còn có giới tính thứ 3 nữa nên chỉ quy định nam nữ được quyền kết hôn là còn thiếu xót. Vậy chúng ta cần xen xét cân nhắc nên đưa kết hôn đồng giới vào Luật để đảm bảo công bằng cho mọi người.

Điều 40 “ quyền bình đằng của vợ chồng” ngày xưa các cụ ta có khái niện trọng nam kinh nữ nên trong quan hệ vợ chồng là bất bình đẳng,  người vợ luôn luôn chịu thiệt thòi và bất công.

Hiện nay vợ chồng đều có quyền và nghĩa vụ như nhau trong gia đình cũng như trong quan hệ dân sự đã được quy định trong các văn bản luật khác nhau như Luật Bình đẳng giới 2006 và luật Hôn nhân và gia đình năm 2000. ( ví dụ như khi quyết định một vấn đề quan trọng như mua bán nhà phải được sự bàn bạc và đồng ý của cả hai vợ chồng ).

Như vậy ta có thể thấy quyền lợi và nghĩa vụ của vợ và chồng là ngang nhau và được pháp luật bảo vệ tuy nhiên trong thực tế cuộc sống thì không hẳn đã được bình đẳng giữa vợ và chồng.

Điều 41“ quyền được hưởng sự chăn sóc giữa các thành viên trong gia đình” gia đình là cái nôi đã nuôi nấng, chăm sóc mỗi chúng ta.

Vì vậy luật đã quy định “ 1,  các thành viên trong gia đình có quyền được hưởng chăm sóc, giúp đỡ nhau phù hợp với truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam”. Tức là mỗi thành viên trong một gia đình đều quan tâm, chăm sóc, nuôi dưỡng, giúp đỡ nhau trong mọi lĩnh vực, công việc của cuộc sống.

Cha mẹ có nghĩa vụ phải nuôi dưỡng con cái chưa thành niên, con cái đã trưởng thành đối với cha mẹ, con cháu đã thành niên đói với ông bà… Giữa các thành viên trong gia đình được gắn kết với nhau bởi tình yêu thương quan tâm đến nhau, điều này đã được quy định rất rõ trong Luật Hôn nhân và gia đình. (ví dụ: khi cha mẹ, ông bà ôm đau, tàn tật thì các con phải có nghĩa vụ chăm sóc nuôi dưỡng và ngược lại…) Các quyền lợi hợp pháp của các thành viên trong gia đình đều được pháp luật tôn trọng và bảo vệ. Đây không chỉ là các quy định trong Luật mà còn là đạo đức làm người của chúng ta.

Điều 42. Quyền ly hôn “ vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết việc ly hôn’’ Đây cũng là thể hiện quyền bình đẳng giữa vợ và chồng cả hai đều có quyền yêu cầu tòa án giải quyết việc ly hôn khi cuộc hôn nhân của họ không hạnh phúc. Khi cuộc hôn nhân ấy làm cho một trong hai quá mệt mỏi và tổn thương nặng nề và tinh thần và thể xác khiến cuộc hôn nhân ấy không thể kéo dài hơn được nữa thì cả hai sẽ yêu cầu tòa án công nhận giải quyết ly hôn tức là chấm dứt cuộc hôn nhân đang tồn tại.

Những quyền và nghĩa vụ giữa các chủ thể sau khi ly hôn sẽ được quy định trong Luật Hôn nhân và gia đình. ( ví dụ như hai vợ chồng có con chung thì sau khi đã ly hôn thì cả hai đều phải có nghĩ vụ nuôi con cho đến khi con trưởng thành… ).

2, Các quyền nhân thân gắn với chủ thể trong quan hệ gia đình

Quyền nhận, không nhận cha, me, con được Bộ Luật Dân sự quy định tại điều 43. Quyền này được quy định là quyền nhân thân vì mỗi cá nhân đều có cha, mẹ, con nhưng nếu cá nhân đó không được nhận thì cá nhân có thể yêu cầu các cơ quan phải xác nhận cho mình là cha,mẹ, con của mình.

Và khi một cá nhân không muốn nhận là cha, mẹ, con của một cá nhân khác thì cũng yêu cầu các cơ quan xác nhận, điều này được quy định trong Luật Hôn nhân và gia đình và nghị định số 70/2001/NĐ-CP và nghị định 06/2012/NĐ-CP. ( ví dụ như một người mẹ bị thất lạc mất con của mình sau 10 năm mới gặp lại con, nhưng người con ấy đang là con của cá nhân khác thì người mẹ này có quyền yêu cầu Tòa án xác nhận lại con của mình nếu có đủ căn cứ chứng minh ).

Quyền được nhận con nuôi và quyền được làm con nuôi được quy định tại điều 44 “ quyền được nuôi con nuôi và quyền được nhận làm con nuôi của cá nhân được pháp luật công nhận và bảo hộ. việc nhận con nuôi và được nhận làm con nuôi được thực hiện theo quy định của pháp luật ”.

Đây cũng là một quyền nhân thân vô cùng quan trọng bởi trong thực tế việc nhận con nuôi và được nhận làm con nuôi là rất phổ biến. việc nhân con nuôi và được nhận làm con nuôi được pháp luật quy định trọng Luật nhân con nuôi 2010 và một số nghị định của Chính Phủ có liên quan. Người nhận con nuôi phải là người có đủ năng lực hành vi dân sự  hơn người đc nhận nuôi từ 20 trở lên và phải có đủ khả năng về tài chính, sức khỏe , nơi ở để bảo đảm người được nuôi được chăm sóc, nuôi dưỡng,giáo dục, đầy đủ… Người được nhân nuôi là người dưới 18 tuổi và một cá nhân chỉ đước làm con nuôi của 1 người độc thân hoặc của hai vợ chồng. (Ví dụ hai vợ chồng anh chị A không có con nên cả hai vợ chồng muốn nhận C làm con nuôi vậy hai vợ chồng phải có đầy đủ những điều kiện như Luật đã quy định thì mới được nhận con nuôi và C cũng phải đầy đủ những điều kiện thì mới được nhận làm con nuôi )

II, Quyền nhân thân liên quan đến cá biệt hóa cá nhân

1. Quyền nhân thân đối với họ và tên

    Điều 26 quyền đối với họ, tên “ 1. Cá nhân có quyền có họ , tên. Họ, tên của một người được xác định theo họ, tên khai sinh của người đó. 2, Cá nhân xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự theo họ, tên của mình đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận. 3, Việc sử dụng bí danh, bút danh không được gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác”.

Mỗi người sinh ra đều được khai sinh đây là việc để xác định họ, tên của một người và đây là quyền nhân thân cơ bản của một người. Điều 27 Quyền thay đổi họ, tên. Tức là mỗi người đều có quyền thây đổi họ tên của mình nếu thuộc vào những trường hợp do luật quy định. (Ví dụ họ tên ấy dễ gây nhầm lẫn hoặc gây ảnh hưởng đến học tập và công việc…) Điều 29 quyền được khai sinh “ cá nhân khai sinh ra có quyền được khai sinh” mỗi người sinh ra có quyền được khai sinh trong vòng 60 ngày kể từ ngày sinh và trách nhiệm đi khai sinh thuộc về cha mẹ .

Hoạt động đăng kí khai sinh được hưởng dẫn theo quy định tại Nghị định số 158/2005/NĐ-CP và thông tư số 01/2008/TT-BTP. Ủy ban nhân dân xã sẽ là nơi có thẩm quyền cấp giấy khai sinh. Quyền được khai tử theo điều 30 BLDS khi cá nhân ấy chết đi thì việc khai tử thuộc về trách nhiệm của những người thân thích của họ, người chết phải được khai tử kể từ sau 15 ngày cá nhân đó chết. Một số trường hợp bị Tòa án tuyến bố chết cũng phải khai tử… Việc khai tử là một quyền nhân thân cơ bản của cá nhân có rất nhiều trường hợp khác việc khai tử phải theo đúng pháp luật.

2. Quyền xác định dân tộc

Điều 28 về quyền nhân thân, quy định về quyền xác định dân tộc. Quyền xác định dân tộc có từ khi cá nhân đó được sinh ra và được theo dân tộc của bộ hoặc mẹ chứ không phải do mong muốn của cá nhân đó. ( ví dụ khi Nguyễn thị A sinh ra khi đi khi sinh và xác định lại dân tộc có thể lấy theo dân tộc của bố là dân tộc Kinh hay lấy theo dân tộc của mẹ là dân tộc Dao, tùy theo sự lựa chọn của người đi khai sinh theo sự thảo thuận của cha mẹ hay theo tập quán nơi bé được sinh ra ).

Khi xác định lại dân tộc thì phải thuộc vào những trường hợp đã được pháp luật quy định. Theo như quy định của luật thì quyền xác định dân tộc phải theo dân tộc của cha và mẹ chứ không được theo ý lựa chọn của cá nhân vậy thì có đảm bảo quyền nhân thân gắn với cá nhân hay không?

3. Quyền của cá nhân đối với hình ảnh

 Điều 31 Đã quy định rất rõ quyền của cá nhân đối với hình ảnh. Ở khoản 1 “ cá nhân có quyền đối với hình ảnh của mình” vì đó là hình ảnh của cá nhân chủ thể nên mọi việc làm của cá nhân đối với hình ảnh của mình đều hợp pháp. Cá nhân có thể cho, tặng, bán hình ảnh của mình…

Ở khoản 2 nói đến việc sử dụng hình ảnh của một cá nhân đều phải được sự đồng ý của cá nhân đó. Tức là nếu một ai đó sử dụng hình ảnh của cá nhân khác mà không được sự đồng ý của cá nhân đó thì phải chịu trách nhiệm về việc làm của mình. Trừ một số trường hợp như cá nhân đó đã chết hoặc mất năng lực hành vi dân sự thì việc lấy và sử dụng hình ảnh của họ phải được sự đồng ý của cha, mẹ, vợ, chồng, người giám hộ, đại diện…. của họ trừ một số trường hợp khác do luật định. ( ví dụ khi nhà báo của đài truyền hình B chụp được những bức ảnh của chị A, C, D đang vi phạm luật giao thông và B đã đăng hình ảnh đó lên truyền hình đề tuyên truyền giáo dục pháp luật thì không cần sự cho phép của A,C,D vì đây là vì lợi ích của công cộng ).

Khoản 3 “ Nghiêm cấm việc sử dụng hình ảnh của người khác mà xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người có hình ảnh” Vì danh dự, nhân phẩm, uy tín của một con người là vô cùng quan trọng nên việc dung hình ảnh của họ vào những mục đích xấu làm ảnh hưởng đến họ. Những hành vi đó phải được xử lý nghiêm khắc trước pháp luật. Quyền cá nhân đối với hình ảnh là quyền nhân thân được pháp luật ghi nhận và bảo vệ.

III, Các quyền liên quan đến giá trị của con người trong xã hội và quyền nhân thân liên quan đến sức khỏe con người

 Điều 32. Quyền được đâm bảo an toàn về tính mạng, sức khỏe, thân thể. Trong điều 32 quy định rất rõ về các quyền liên quan đến việc bảo đảm tính mạng, sức khỏe, thân thể cho mỗi cá nhân.

Vì đây là một quyền nhân thân vô cùng quan trọng, tính mạng và sức khỏe cua con người là hoàn toàn vô giá, không thể tính được bằng vật chất. Không chỉ có Luật hình sự mới quy định “ Các tội phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của con người” điển hình tội “ giết người ở điều 93’’ là một tội rất nghiên trọng hay đặc biệt nghiêm trọng. Trong bộ luật Dân sự cũng vậy tính mạng, sức khỏe, thân thể của mỗi người là rất quan trọng luôn được pháp luật tôn trọng và bảo hộ. Không có bất kì một lý do gì mà một cá nhân nào đó được phép tướt đoạt tính mạng của một cá nhân khác trái pháp luật.

Nếu chủ thể nào cố tình xâm hại đến sức khỏe, tính mạng, thân thể của người khác thì sẽ phải chịu những chế tài nghiêm khắc của pháp luật. ( Ví dụ: một người gây thiệt hại cho người khác về sức khỏe, tính mạng một cách trái pháp luật nếu hạu quả xảy ra là ở mực độ nhẹ thì áp dụng điều 610 BLDS, còn nếu hậu quả là rất nặng thì người đó sẽ phải chịu hình sự về tội của mình ).

Quyền được bảo đảm sức khỏe, tính mạng, thân thể còn được quy định rất rõ ở khoản 2 điều 32. Khi tính mạng sức khỏe của cá nhân trong tình trạng nguy hiểm như tai nạn, bệnh tật thì những người xung quanh phải có trách nhiệm đưa họ đến những cơ sở y tế ngay để chữa trị. Và những cơ cơ y tế phải tận tình cứu chữa không được từ chối. Quy định này cũng được nêu rất rõ trong BLHS.( Ví dụ: 1 người khi đang tham gia giao thông nhìn thấy người bị tai nạn mà không đưa đi cấp cứu, bỏ mặc người bị tai nạn nếu người ta chết thì người nhìn thấy mà không giúp đỡ đó có thể phải chịu trách nhiệm hình sự về tội “ không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng’.

Cơ thể của con người rất quan trong đối với mỗi cá nhân nên các hành vi xâm phạm đến cơ thể con người đều phải chịu trách nhiệm. Các hoạt động khám chữa bệnh của y bác sĩ trên cơ thể người đều phải được sự đồng ý của cá nhân đó. Trong trường hợp cá nhân chưa thành liên hoặc bất tỉnh thì phải hỏi ý kiến của những người thân của họ… Việc mổ tử thi cũng phải có sự đồng ý của người trước khi chết hoặc những người thân của họ, những trường hợp khác do luật quy định.

Điều 33. “ Quyền hiến tặng bộ phận cơ thể’’, Điều 34. “Quyền hiến xác, bộ phận cơ thể sau khi chết’’, Điều 35 “ Quyền nhận bộ phận cơ thể”

Bộ phận của cơ thể là quyền nhân thân của cá nhân nên mỗi cá nhân đều có quyền hiến tặng bộ phận cơ thể của mình vì mục đích chữa bệnh và người được nhân cũng phải vì mục đích chữa bệnh. Nghiêm cấm việc sử dụng các bộ phận cơ thể của con người để mua bán vì múc đích thương mại. ( ví dụ: con có thể hiến tặng một quả thận cho bố vì mục đích chữa bệnh của bố ).

Sau khi chết mỗi cá nhân có thể hiến xác, bộ phận cơ thể mình vì mục đích chữa bệnh cho người khác hay nghiên cứu khoa học điều này được thực hiện theo quy định của pháp luật. ( ví dụ: một bác sĩ già đã về hưu ôngđã đăng ký hiến xác của mình sau khi ông chết cho một trường đại học Y để phục vụ cho việc nghiên cứu khoa học ).

Trong trường hợp người muốn hiến, tặng mô, bộ phận cơ thể mà chưa thành niên thì phải được sự đồng ý bằng văn bản của cha, mẹ, người giám hộ của người chưa thành niên. Quyền hiến tặng bộ phận cơ thể của mình để cứu giúp những người đang bị bệnh tình đe dọa đến tính mạng là vô cùng cao cả. Những người có hành vi cao cả ấy cần được đề cao và chăm sóc tận tình sau khi đã hiến, những người được nhận bộ phận cơ thể nên biết ơn người đã hiến bộ phận cơ thể cho mình.

Điều 36. Quyền xác định lại giới tính

Hiện nay đây là một vấn đề khá là rắc rối trong xã hội gây nhiều tranh luận. Theo điều Luật thì cá nhân có quyền xác định lại giới tính của mình những buộc phải thỏa mãn những điều kiện sau đây. Giới tính của cá nhân bị khuyết tật bẩn sinh hoặc là giới tính của cá nhân chưa định hình chính xác và cần có sự can thiệp của y học nhằm xác định rõ ràng về giới tính.

Như vậy ta có thể thấy được sự hạn chế của điều này nếu có những trường hợp không có đủ hai điều kiện trên thì cũng có nghĩa là cá nhân đó không được xác nhận lại được giới tính của mình à. ( Ví dụ: như một người từ lúc sinh ra được xác định giới tính là nam nhưng khi trưởng thành thể chất họ vẫn là nam lại có những biểu hiện về tâm lý hành động giống như nữ thì họ không có quyền đi xác định lại giới tính của mình à ).

Mặc dù về quyền xác định lại giới tính đã có Nghị định số 88/2008/NĐ-CP của chính phủ về việc xác định lại giới tính và một số thông tư của Bộ y tế. Nhưng vấn đề xác định lại giới tính hiện nay vẫn rất phức tạp cần phải xem xét lại. Nguyên tắc của việc xác định lại giới tính là đảm bảo mỗi người được sống đúng với giới tính của mình thế nhưng hiện nay có rất nhiều người không được xác định lại giới tính do không thỏa mãn điều kiện được quy định trong Luật. Chúng ta phải đề cập tới những trường hợp là có những người thể chất của họ là một giới nhưng tâm lí, sinh lý của họ lại lag một giới khác thì cũng nên cho họ quyền đi xác nhận lại giới tính của mình chứ.

Hiện nay vấn đề chuyển giới là khá nhiều trong xã hội nhưng trong Luật vấn chưa có nhưng quy định cụ thể về vấn đề này, khiến cho quyền xác định lại giới tính còn bó hẹp . Vì vậy, chúng ta cần xem xét kĩ lưỡng để quyền nhân thân của con người được bảo đảm thực hiện một cách công bằng.

Điều 37. Quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín

Danh dự, nhan phẩm, uy tín của một cá nhân là rất quan trọng đối với cá nhân đó nó được thể hiện ở đời sống tinh thần. Đây là quyên nhân thân được tôn trọng và pháp luật bảo vệ. Trong trường hợp danh dự, nhân phẩm của một người bị xâm hại thì người có hành vi xâm hại phải cải chính, bồi thường thiệt hại.

Nếu hành vi xâm hại đến uy tín mà hậu quả gây ra nghiêm trọng thì phải chịu chế tài của pháp luật hình sự. ( ví dụ: Chị A đi nói những điều không đúng sự thật về chị B làm cho mọi người không tôn trọng chị B nữa, thì chị B có quyền yêu cầu chị A cải chính lại thông tin cho tất cả mọi người và yêu cầu chị A phải bồi thường cho mình)

Điều 38. Quyền bí mật đời tư

Bí mật đời tư của cá nhân là vô cùng quan trọng đối với cá nhân ấy, mọi hành vi xâm phạm đến bí mật đời tư đều bị xử lý trước pháp luật.  Nếu người khác muốn xem bí mật đời tư của một người phải được sự đồng ý của cá nhân đó trừ những trường hợp khác do luật định. Quyền bí mật đời tư của cá nhân được thể hiện thông qua điện thoại, điện tín, các hình thức thông tin điện tử của cá nhân hoặc có thể lưu trữ bằng các phương pháp thông thường như ghi chép nhật kí, tùy bút… được cá nhân đó giữ bí mật.

Việc các bí mật đời tư phải được bảo đảm an toàn những hành vi xâm phạm đến bí mật đời tư đều là trái pháp luật. Trừ những trường hợp pháp luật cho phép thì việc kiểm soát thư tín , điện thoại, các hình thức khác mới được thực hiện. ( ví dụ: cảnh sát điều tra một vụ án cần kiểm tra điện thoại của một cá nhân có liên quan ). Những bí mật đời tư là một phần của cuộc sống của mỗi cá nhân không thể thiếu, không có ai là không có những bí mật của riêng mình, đây là đời sống tinh thần không thể thiếu của con người. Vì thế, quyền được đảm bảo về bí mật đời tư là vô cùng quan trọng đói với mỗi cá nhân.

“ Cá nhân có quyền có quốc tịch. Việc công nhận, thay đổi, nhập quốc tịch, thôi quốc tịch Việt Nam được thực hiện theo quy định của pháp luật về quốc tịch” đây là nội dung của điều 45 về quyền đói với quốc tịch của mỗi cá nhân. Vấn đề về quốc tịch được quy định chi tiết bên ngành luật Hành Chính cụ thể là Luật quốc tịch Việt Nam năm 2008. Theo những quy định của bộ Luật này thì tất cả những trẻ em sinh ra trong lãnh thổ Việt Nam hoặc ngoài lãnh thổ Việt Nam mà có cha,  mẹ là công dân Việt Nam thì có quốc tịch Việt Nam.

Trong trường hợp trẻ em có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam mà có một người không rõ quốc tịch thì đứa trẻ đó vẫn được xác nhận là quốc tịch Việt Nam. Hay là cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam còn người kia là công dân nước ngoài thì đứa trẻ sinh ra vấn được xác nhận quốc tịch Việt Nam và tùy thuộc vào sự thỏa thuận của bố mẹ điền vào giấy khai sinh. Trẻ em sinh ra bị bỏ rơi trên lãnh thổ Việt Nam thì có quốc tịch Việt Nam… còn rất nhiều trường hợp được mang quốc tịch Việt Nam do luật quy định.

Như vậy, ta có thể thấy ngay từ khi sinh ra mỗi cá nhân đã được xác nhận quốc tịch, đây là quyền nhân thân cơ bản của con người mà không thể bỏ qua được pháp luật thừa nhận và bảo vệ. Không chỉ từ khi sinh ra mới được quyền có quốc tịch Việt Nam mà trong Luật cũng quy định rất rõ về quyền được nhập quốc tịch khi có đầy đủ những điều kiện do pháp luật yêu cầu. Ngoài việc các chủ thể có quyền được nhập quốc tịch nhưng nếu như có những hành vi trái với quy định của Pháp luật thì có thể bị thôi quốc tịch tùy vào sự quy định của pháp luật. Luật quốc tịch năm 2008 của  nước ta đã quy định rõ ràng về vấn đề nàyvà luật Dân sự chỉ quy định đây là quyền nhân thân thôi.

Điều 46. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở

Trong điều luật đã nêu rõ cá nhân có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở và việc vào chỗ ở của một người phải được sự đồng ý của người đó. Tức là chỗ ở là nơi sinh sống, cư trú, sinh hoạt của một cá nhân. Nó gắn liền với quyền nhân thân của các cá nhân và mọi hành vi xâm phạm chỗ ở của cá nhân một cách trái pháp luật đều bị xử lý. Mặc dù có quyệt định khám xét nơi ở của cá nhân theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì khi khám xét cũng phải có mặt của chủ nhà hay những người đã thành niên trong gia định.

Những người có thể ra quyết định khám xét nơi ở sẽ do luật quy định. Và nếu muốn khám xét chỗ ở của một người phải có căn cứ pháp luật chứ không được thực hiện một cách tùy tiện. Nếu mà người nào vào chỗ ở của người khác mà không được sự đồng ý của người đó mà có những hành vi xấu thì có thể phải chịu trách nhiệm hình sự. Vấn đề khám xét chỗ ở đã được quy định rất cụ thể trong những văn bản của bộ Luật tố tụng hình sự. Còn Luật Dân sự thì đưa vào đây là một quyền nhân thân cần được tôn trọng và bảo vệ theo pháp luật

Điều 47. Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo

Vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo thuộc về góc độ văn hóa. Đây là vấn đề tâm linh, thế giới tinh thần của cá nhân vì vậy cá nhân có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo mà không bị bó buộc hay bắt ép theo tôn giáo nào cả. Quyền tự do tín ngưỡng là quyền nhân thân không ai được xâm phạm đến. Và tự do tín ngưỡng, tôn giáo của cá nhân thì không được xâm phạm đến cá nhân cá, đến lợi ích của nhà nước và công cộng. (Ví dụ: vợ là người theo phật giáo, chồng theo hồi giáo thì vấn kết hôn bình thường và hai vợ chồng phải tôn trọng tự do tín ngưỡng tôn giáo của nhau).

Nhưng hiện nay có một số nhóm người đang lợi dụng vấn đề về tôn giáo đề chia rẽ tình đoàn kết của nhân dân, chống phá chính quyền, nổi loạn… những hành vi này phải được xử lý nghiêm minh đề tránh gây hậu quả không tốt cho đất nước. Người Việt Nam ta từ xưa đến nay đã coi tôn giáo là một thế giới tinh thần không thể thiếu và đây cũng là một nét đẹp của con người Việt về những giá trị nhân đạo, nhân văn.

Điều 48. Quyền tự do đi lại, tự do cư trú

Theo điều này thì tất cả cá nhân đều có quyền tự do đi lại, cư trú chỉ trừ những trường hợp bị hạn chế của pháp luật. Đi lại lag một quyền nhân thân của con người và được tôn trọng. Chúng theo quy định ta có quyền tự do đi lại trên lãnh thổ của đất nước trừ những khu vực bị cấm. Việc di chuyển của cá nhân từ các vùng địa lý này sang vùng địa lý khác là hoàn toàn được phép. ( ví dụ: anh A là người Hà Nội giờ anh muốn vào thăm quan và ở lại thành phố Hồ Chí Minh hai tháng là hoàn toàn được ).

Nhưng những trường hợp bị hạn chế đi lại, cư trú thì phải có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và việc hạn chế này pahir thực hiện theo đúng trình tự quy định của pháp luật. Việc hạn chế quyền tự do đi lại, cư trú được quy định ở Luật cư trú năm 2006 và sửa đổi bổ sung năm 2013. ( ví dụ: Anh B là tội phạm và đang được hưởng án treo vì vậy anh đã bị hạn chế việc đi lại, cư trú và nếu muốn đi thì anh phải xin phép các cơ quan có thẩm quyền có cho phép hay không). Còn lại nhừng trường hợp không bị hạn chế bởi pháp luật thì các cá nhân có quyền thực hiện cư trú, đi lại tự do trên lãnh thổ Việt Nam.

Điều 49.Quyền lao động

Quyền lao động của mối cá nhân là một quyền nhân thân và không bị phân biệt đói xử. Tức là ai cũng có quyền được lao động tùy thuộc vào sở thích, năng lực của mỗi người mà không ai được phép phân biệt, đối xử. Dù là người dân tộc đa số hay dân tộc tiểu số thì quyền lao động là như nhau và đề u bình đẳng trước pháp luật. ( Ví dụ: khi một cử nhân trường Luật ra trường và nộp đơn xin việc vào các công ty Luật thì không được phân biệt là người này dân tộc gì người kia dân tộc gì). Tuy nhiên không phải ai cũng làm được những công việc mà mình mong muốn mà còn tùy thuộc vào khả năng và thể lực của mình để có những công việc phù hợp.

Điều 50. Quyền tự do kinh doanh

“ Quyền tự do kinh doanh của cá nhân được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ. Cá nhân có quyền lựa chọn hình thức, lĩnh vực, nghành nghê kinh doanh, lập doanh nghiệp, tự do giao kết hợp đồng, thuê lao động và các quyền khác phù hợp theo quy định của pháp luật”.

Trước kia thời bao cấp thì tự do kinh doanh là trái pháp luật nhưng hiện nay tự do kinh doanh là một quyền nhân thân của con người được pháp luật ghi nhận và bảo vệ. Cá nhân được phép kinh doanh những ngành nghề mà pháp luật không cấm và thức hiện đầy đủ những quy định của pháp luật trong thời gian kinh doanh. ( Ví dụ chị C đăng kí giấy phép kinh doanh mặt hàng là đồ gia dụng nhưng chị lại kinh doanh ma túy là trái với pháp luật và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật .

Điều 51. Quyền tự do nghiên cứu, sáng tạo

Đây là một quyền nhân thân được nhà nước khuyến kích và tạo điều kiện cho những cá nhân học tập nghiên cứu khoa học trong mọi lĩnh vực. Mọi công trình nghiên cứu khoa học, phát minh, sang chế… đều được pháp luật ghi nhận nếu thật sự có ích cho cuộc sống. Những hành động mà làm cản trở và xâm phạm đến quyền tự do nghiên cứu, sáng tạo tùy theo mức độ hậu quả sẽ bị chịu trách nhiệm trước pháp luật. Đã có rất nhiều người đã nghiên cứu, sáng tạo khoa học đã mang lại vinh quang cho bản thân, gia đình và đất nước như Giáo sư Ngô Bảo Châu.

Tất cả các quyền nhân thân của cá nhân đều rất quan trọng và đều được pháp luật ghi nhận và bảo vệ. Không chỉ có Luật Dân sự mới tôn trọng và bảo vệ các quyền nhân thân mà tất cả các ngành luật khác như Hình sự, Hành chính, Hôn nhân gia đình, Bình đẳng giới… đều đề cao quyền nhân thân. Đây là quyền mà ai cũng được hưởng vì vậy không có một lí do gì mà chúng ta lại đề cao quyền và lợi ích của bản thân mà coi thường quyền lợi của những người xung quanh.

Bộ Luật Dân sự năm 2005 đã quy định rất cụ thể về quyền nhân thân nhưng vẫn còn những quy định còn khá bất cập và thiết sót cần phải xem xét và điều chỉnh.

Rất mong Bộ luật Dân sự đang soạn thảo và sửa đổi tới đây sẽ đưa ra một cách đầy đủ hợp lí hơn về các quyền nhân thân của con người.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật Dân sự Việt Nam, Tập 1, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội, 2014.
  2. Lê Đình Nghị (chủ biên), Giáo trình Luật Dân sự Việt Nam, Tập 1, Nxb.Giáo dục, Hà Nội, 2009.
  3. Nguyễn Minh Tuấn (chủ biên), Bình luận khoa học Bộ luật dân sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nxb.Tư pháp, Hà Nội, 2014.
  4. Bộ Luật Dân sự năm 2005.

Tham khảo bài viết tương tự:

1900.0191